30/08/2011 06:27 GMT+7

Khi nhiều người quay lưng với giải thưởng

NGUYỄN ĐỨC DÂN
NGUYỄN ĐỨC DÂN

TT - 1. Xã hội đang có hai cực. Một đầu cực là nạn “chạy”: chạy chức, chạy quyền, chạy bằng cấp, chạy tuổi (về hưu), chạy huân chương, chạy danh hiệu...

Đầu cực kia là từ chối danh hiệu: nhà văn Hồ Anh Thái, nhà thơ Hữu Thỉnh từng từ chối giải thưởng của Hội Nhà văn... Năm 2000, Nguyên Ngọc vắng mặt trong lễ trao Huân chương Độc lập dành cho ông. Ông cũng từng từ chối nhận Giải thưởng Nhà nước đợt đầu tiên. Năm nay Nguyên Ngọc, Nguyễn Khoa Điềm cũng đề nghị rút khỏi danh sách đề cử Giải thưởng Hồ Chí Minh. Gia đình hai nhà văn Sơn Tùng, Sơn Nam cũng xin rút khỏi danh sách đề cử xét tặng Giải thưởng Nhà nước.

2. Thời gian chứng minh rằng các tác phẩm mới có giá trị vĩnh viễn; còn danh hiệu, chức vụ... chỉ là nhất thời. Xã hội nhớ tới Văn Cao, Đoàn Chuẩn, Trịnh Công Sơn, Phạm Tuyên... vì nhớ tới sáng tác của các nhạc sĩ này chứ không vì họ đã có những giải thưởng gì.

3. Quan hệ giữa giải thưởng và người được phong tặng là quan hệ hai chiều.

Khi phong tặng đúng: a) Những công trình của người được giải sẽ làm giải thưởng thêm danh giá. b) Giải thưởng là một ghi nhận của cơ quan trao giải với cống hiến của cá nhân.

Nếu phong tặng sót: những chân tài không hề buồn phiền. GS Hoàng Tụy không được giải thưởng này nọ của Nhà nước nhưng tên tuổi ông được vinh danh trong lịch sử toán học thế giới là “cha đẻ của lĩnh vực Tối ưu hóa toàn cục”.

Phong tặng sai: để vàng thau lẫn lộn sẽ giống như một máy xát gạo còn để sạn thóc lẫn trong gạo tám thơm. Lúc đó cái cơ chế phong tặng sẽ được xã hội đánh giá như cỗ máy xát gạo không đáng tin cậy. Hạt gạo không biết tự nhảy ra để phân biệt với sạn thóc, nhưng những chân tài luôn luôn biết tự trọng. Trong số rất nhiều người xứng đáng nhận giải thưởng, có những người chủ yếu do không màng tới danh lợi và cũng phần vì không muốn đứng chung với những người “thành công” trong việc “chạy giải thưởng” nên họ từ chối giải thưởng.

Năm 1973, Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel hòa bình danh giá. Ông không muốn gắn tên với Henry Kissinger (ngoại trưởng Mỹ thời Richard Nixon). Cả hai đều được nhận giải thưởng này do cuộc đàm phán Paris lập lại hòa bình ở Việt Nam năm 1973.

Nhưng khá nhiều văn nghệ sĩ quay lưng với giải thưởng là tín hiệu khiến những người có trách nhiệm cần xem xét lại cái cơ chế trao tặng giải thưởng, phong tặng danh hiệu “ưu tú”, “nhân dân” cho các cá nhân thuộc những ngành nghề xã hội khác nhau.

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

NGUYỄN ĐỨC DÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Ngai vàng triều Nguyễn - bảo vật quốc gia triều Nguyễn đặt tại điện Thái Hòa - bị một người mua vé vào tham quan bẻ gãy thành nhiều khúc.

Không tin nổi: Bảo vật quốc gia - ngai vàng triều Nguyễn bị khách tham quan bẻ gãy

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Có người đã gọi người mẹ là người nghệ sĩ đầu tiên của các con mình. Bà mẹ của Trần Đăng Khoa rất xứng với danh hiệu cao quý ấy. Bà đã có công đầu trong việc nuôi dưỡng mầm mống nghệ thuật trong các con.

Học dạy con như người mẹ nông dân của thần đồng Trần Đăng Khoa

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Ngày 23-5, hàng nghìn phật tử và người dân từ nhiều địa phương đã đổ về chùa Phúc Sơn (Bắc Giang) để cung rước xá lợi Đức Phật.

Hàng nghìn người 'đội mưa' đón xá lợi Đức Phật về chùa Phúc Sơn

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Thiền sư Shunryu Suzuki, người gieo hạt mầm thiền Tào Động tại phương Tây, đã giảng rằng khi ta có được một sự yên bình trọn vẹn trong thực hành thiền, ta không chỉ là ta nữa mà là cả thế giới, toàn thể vũ trụ và là một vị Phật.

Khi ngồi thiền, bạn là một người bình thường và cũng là Phật

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

5 biệt thự tại khu lầu Bảo Đại ở Cầu Đá (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) tạm dừng tu bổ, do cơ quan chức năng đang làm việc với chủ đầu tư để gỡ vướng pháp lý.

Tạm dừng tu bổ 5 biệt thự khu lầu Bảo Đại ở Nha Trang do vướng pháp lý

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời

Diễn viên Mai Châu - người gây ấn tượng với vai bà Nghị Quế trong phim Chị Dậu - qua đời ở tuổi 98 lúc 3h10 sáng 24-5.

Diễn viên Mai Châu, bà Nghị Quế của điện ảnh Việt Nam, qua đời
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar