18/10/2014 09:44 GMT+7

Khi nhà trường bị biến thành thương trường

NGUYỄN VŨ PHAN
NGUYỄN VŨ PHAN

TT - Loạt bài trên Tuổi Trẻ về tình trạng dùng nhà trường làm nơi kinh doanh, quảng cáo để lại một dư vị cay đắng - không lẽ ngành giáo dục bị thương mại hóa đến mức này chăng?

Loạt bài trên báo Tuổi Trẻ

Nhìn từ góc độ những người làm kinh doanh, họ phải tìm mọi cách để đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. 

Bằng con đường bình thường thì không nói làm gì, cái đặc biệt ở Việt Nam là nảy sinh nhiều kênh phân phối biến tướng rất lạ kỳ.

Đó có thể là dùng danh nghĩa của một cơ quan, tổ chức nào đó để mời theo kiểu ép mua vé xem văn nghệ, mua sách dạng sách truyền thống. Đó cũng có thể là khai thác quan hệ thân quen để năn nỉ mua hợp đồng bảo hiểm, sản phẩm đa cấp...

Tất nhiên, cái thị trường rộng lớn nhất, dễ bị thuyết phục nhất chính là học sinh các cấp, hay nói rộng ra là giới trẻ em.

Chính vì thế ở mọi nước, dân marketing tập trung vào phân khúc khách hàng này để bán hàng, không chừa một thủ thuật nào như dùng hình ảnh các diễn viên nổi tiếng, các nhân vật hoạt hình đang được yêu thích... Nhưng trực tiếp dùng sân trường để quảng cáo, giới thiệu sản phẩm rồi tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu về sản phẩm thì quá mức.

Bởi nhận thức của trẻ em còn chưa vững nên nước nào cũng có những quy định về quảng cáo và marketing nhằm bảo vệ trẻ em khỏi ảnh hưởng của quảng cáo (như bị béo phì vì thức ăn nhanh hay xung đột với bố mẹ vì đòi tiền mua sản phẩm được quảng cáo). Còn đưa hoạt động thương mại vào ngay nhà trường thì chưa thấy quy định, có lẽ không có nước nào cho phép hoạt động thương mại hóa kiểu đó diễn ra.

Thật sự mà nói, việc cho phép các doanh nghiệp vào sân trường quảng cáo sản phẩm thì cái tác hại chưa bằng một phần của các dòng chảy vận động để hàng loạt trường trang bị những máy móc đắt tiền, tiếng là nhằm phục vụ việc dạy việc học trong khi thực chất là để doanh nghiệp bán hàng, nhà trường hưởng hoa hồng bán máy.

Sự tệ hại của việc bắt ép học sinh sử dụng, phụ huynh bỏ tiền đóng góp cho những trang thiết bị theo kiểu này cũng ở mức độ nhẫn tâm không kém việc bác sĩ kê toa thuốc đắt tiền không cần thiết cho bệnh nhân nhằm hưởng hoa hồng bán thuốc.

Trong khi đó, hiệu trưởng các trường cũng phải ý thức được rằng nhiệm vụ của họ không phải là “cải thiện đời sống” của giáo viên, kể cả cho bản thân họ bằng mọi cách. Nhiệm vụ của họ là duy trì môi trường học tập tốt nhất cho học sinh của mình.

Vì cứ hiểu sai khái niệm “cải thiện đời sống” theo kiểu kế hoạch ba ngày xưa mà nhà trường bị biến tướng thành thị trường, trong khi ban giám hiệu vẫn thấy đó là chuyện “chẳng đặng đừng”, dù sao cũng không đáng trách cho lắm!

Điều đáng buồn nhất trong câu chuyện “xã hội hóa” khiên cưỡng này là tạo ra một môi trường giáo dục không công bằng khi học sinh nhà có điều kiện sẽ được tiếp cận trang thiết bị đắt tiền, phòng học có máy lạnh, còn học sinh nhà nghèo sẽ chỉ học bằng bảng đen, phấn trắng.

Cho dù chưa biết bên nào học hiệu quả hơn nhưng cái tâm lý mặc cảm thua sút sẽ đeo đuổi các em con nhà nghèo suốt đời.

Loạt bài trên Tuổi Trẻ gây xôn xao dư luận một thời gian rồi có lẽ mọi chuyện sẽ trở lại như cũ, các chiến dịch tiếp thị vào nhà trường sẽ tiếp diễn. Chỉ còn biết kêu gọi vào đạo đức kinh doanh, không nên tấn công vào nhà trường nữa; chỉ biết trông mong vào giới quản lý, nhanh chóng soạn những nội quy cấm hẳn hiện tượng thương mại hóa trường học này.

NGUYỄN VŨ PHAN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Trở lại làm người Việt Nam

Thầy của tôi, một giáo sư tại Trường đại học Paris-Saclay, đến nay đã gần 80 tuổi nhưng vẫn đau đáu mong muốn được trở lại quốc tịch Việt Nam.

Trở lại làm người Việt Nam

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Tôi không nghĩ hành động của mình lại gây nhiều chú ý trên báo chí và mạng xã hội mấy ngày qua như vậy. Mấy hôm nay tôi nhận được khá nhiều lời thăm hỏi, ngợi khen từ những người quen lẫn không quen trên mạng xã hội.

Người lái drone cứu 2 trẻ bị kẹt lũ: Xin đừng gọi tôi là người hùng

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Hai ngày nay, cộng đồng mạng cứ trầm trồ ngợi khen anh Trần Văn Nghĩa đã nhanh trí, dũng cảm sử dụng drone phun thuốc trừ sâu để giải cứu hai em nhỏ mắc kẹt giữa dòng nước sông Ba đang chảy xiết.

Nhân rộng tinh thần của anh Trần Văn Nghĩa

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Trong cuộc điện đàm tối 2-7, Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định với Tổng Bí thư Tô Lâm việc Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể thuế đối ứng cho nhiều hàng hóa của Việt Nam, tiếp tục hợp tác giải quyết các vướng mắc trong quan hệ hai nước.

Cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc kinh tế

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Bộ máy chính quyền địa phương hai cấp đã vận hành với gần 94% thủ tục hành chính được giải quyết ngay tại cấp phường, xã.

Người dân hài lòng, bắt đầu từ cán bộ phường

Chính quyền gần dân

Sáp nhập tỉnh thành, thực hiện chính quyền địa phương hai cấp là sự thay đổi mang tính chiến lược với đích đến cuối cùng là nhằm tạo ra một chính quyền gần dân hơn, đất nước phát triển hơn.

Chính quyền gần dân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar