24/10/2013 04:20 GMT+7

Khi NASA thua cuộc

ANH THƯ
ANH THƯ

TT - Cơ quan Hàng không - vũ trụ Mỹ (NASA) đã gỡ bỏ quyết định cấm các nhà nghiên cứu Trung Quốc tham dự Hội nghị khoa học Kepler sau khi giải quyết sự nhầm lẫn pháp lý về một đạo luật gây tranh cãi của nước này.

Phóng to
NASA thu hồi lệnh cấm sáu nhà nghiên cứu Trung Quốc tham gia Hội nghị khoa học Kepler - Ảnh: AFP

Tân Hoa xã đưa tin NASA đã gửi một bức thư đính chính từ ban tổ chức hội nghị đến sáu nhà nghiên cứu Trung Quốc. Theo đó, NASA thông tin rằng quyết định cấm các nhà khoa học Trung Quốc tham dự hội nghị đã được gỡ bỏ và ban tổ chức hiện đang xem xét các đơn đăng ký của họ.

Lý do an ninh quốc gia

Hội nghị khoa học Kepler tổ chức cho đội ngũ các nhà nghiên cứu Mỹ và quốc tế làm việc trong chương trình kính thiên văn Kepler của NASA nhằm tìm kiếm các hành tinh khác ngoài hệ Mặt trời của chúng ta. Hội nghị bắt đầu từ ngày 4 đến 8-11 khi các nhà khoa học trên khắp thế giới tụ hội về để thảo luận các kết quả nghiên cứu mới nhất trong chương trình tìm kiếm hành tinh ngoài hệ Mặt trời của Kepler.

Tân Hoa xã của Trung Quốc đã công bố trích dẫn bức thư của NASA gửi một nhà khoa học nước này: “Cách đây vài tuần, ngài đã nhận được một thư điện tử lưu ý rằng chúng tôi không thể xét duyệt đơn đăng ký tham dự Hội nghị khoa học Kepler lần 2 của ngài tại Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA. Chúng tôi đã làm rõ một số vấn đề pháp lý và vui mừng thông báo với ngài rằng quyết định này đã được thay đổi và đơn đăng ký tham gia của ngài đang được xem xét”.

Giám đốc NASA là ông Charlie Bolden đã ra lệnh xem xét đơn đăng ký tham dự của các nhà khoa học Trung Quốc với hi vọng có thể mời lại những ai có thể vượt qua các kiểm tra an ninh quy định với người nước ngoài khi Chính phủ Mỹ mở cửa làm việc trở lại.

Tuy nhiên, theo báo Guardian, các bước nhằm khắc phục sai lầm của NASA không rõ sẽ hoàn tất khi nào bởi việc kiểm tra an ninh cần thiết có thể kéo dài nhiều tuần trong khi hội nghị sẽ bắt đầu vào ngày 4-11.

Theo CNN, sự nhầm lẫn trong việc cấm giới nghiên cứu Trung Quốc tham dự hội nghị xuất phát từ một đạo luật gây tranh cãi, đã được thông qua năm 2011 tại Mỹ, nhằm ngăn ngừa các quỹ NASA trong việc hợp tác với Trung Quốc hoặc để hỗ trợ du khách Trung Quốc tại các cơ sở của NASA.

NASA đã ra thông báo cấm công dân Trung Quốc tham gia hội nghị với lý do an ninh quốc gia vào tháng 3 năm nay. Đầu tháng này Trung Quốc đã lên tiếng chỉ trích gay gắt quyết định của NASA “cấm cửa” người Trung Quốc khi cho rằng đây là một hành động “phân biệt đối xử”.

Quan chức Cung Lợi thuộc Trường Đảng tại Trung Quốc nhận xét lệnh cấm này chẳng khác gì so với hành động của Mỹ đối với Liên Xô trong chiến tranh lạnh. Ngoài ra ông Lợi cho rằng lệnh cấm cũng thể hiện việc Mỹ đang lo ngại trước tốc độ phát triển của Trung Quốc.

Đính chính thông tin “thiếu chính xác”

Theo giới truyền thông, NASA đã rút lại quyết định chính vì phản ứng mạnh mẽ của một số nhà nghiên cứu Mỹ sẽ tham gia hội nghị sắp tới. Thậm chí một số nhà nghiên cứu còn kêu gọi tẩy chay hội nghị do mang tính phân biệt đối xử. “Với lương tâm trong sạch, tôi không thể tham dự một cuộc họp phân biệt đối xử theo cách này. Cuộc họp này là về các hành tinh cách đây hàng nghìn tỉ dặm, không có tác động của an ninh quốc gia” - giáo sư thiên văn học Geoff Marcy thuộc ĐH California (Mỹ) viết trong email gửi các nhà tổ chức.

Nghị sĩ thuộc Đảng Cộng hòa Mỹ là ông Frank Wolf - người soạn thảo luật năm 2011 - đã viết một tuyên bố trên trang mạng xã hội Twitter để đính chính những thông tin “thiếu chính xác” về vụ việc được đăng tải đầu tiên từ báo Guardian. Theo đó, ông Wolf giải thích rằng các dự luật của Quốc hội Mỹ đưa ra trong năm 2011 chủ yếu hạn chế song phương, không đa phương các cuộc họp và các hoạt động với Chính phủ Trung Quốc hoặc các công ty thuộc Trung Quốc. Luật không ngăn cấm các hoạt động liên quan đến các cá nhân, trừ khi các công dân này đang đại diện chính thức cho Chính phủ Trung Quốc.

Bên cạnh đó, ông Wolf cho biết quyết định này của NASA có thể do cơ quan này tin rằng đây là quyết định cần thiết, vì thêm những hạn chế tạm thời về người nước ngoài sau khi xuất hiện tình huống bê bối của một công dân Trung Quốc - ông Giang Ba - tại một cơ sở của NASA vào đầu năm nay. Theo CNN, nhà thầu hàng không vũ trụ Trung Quốc Giang Ba làm việc ở Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA tại Virginia (Mỹ) bị bắt trên chuyến bay một chiều trở về Trung Quốc khi máy tính xách tay của ông này chứa đầy dữ liệu của NASA.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ qua đời ở tuổi 83

Ông David Gergen, cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ, đã qua đời ở tuổi 83 sau một thời gian lâm bệnh, theo thông tin từ ông Jeremy Weinstein - hiệu trưởng Trường Havard Kennedy.

Cố vấn 4 đời tổng thống Mỹ qua đời ở tuổi 83

Nga - Triều đẩy mạnh quan hệ 'tình anh em chiến đấu' tại hội đàm ở Triều Tiên

Triều Tiên và Nga cam kết mở rộng hợp tác trên mọi lĩnh vực, từ quân sự đến du lịch, giữa bối cảnh ngoại trưởng Nga cảnh báo nguy cơ xung đột nghiêm trọng trên bán đảo Triều Tiên.

Nga - Triều đẩy mạnh quan hệ 'tình anh em chiến đấu' tại hội đàm ở Triều Tiên

Israel: Iran có thể còn uranium làm giàu nhưng không thể tái thiết chương trình hạt nhân

Các quan chức cấp cao của Israel thừa nhận một phần uranium làm giàu của Iran có thể chưa bị phá hủy sau trận ném bom của Mỹ hồi tháng trước.

Israel: Iran có thể còn uranium làm giàu nhưng không thể tái thiết chương trình hạt nhân
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar