21/07/2020 20:17 GMT+7

Khi nào thì WHO điều tra xong dịch COVID-19 ở Trung Quốc?

MINH KHÔI
MINH KHÔI

TTO - Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã gửi hai chuyên gia đến Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus corona gây dịch COVID-19. Thế nhưng không rõ cả hai được Chính phủ Trung Quốc cho điều tra tới đâu, trong khi trước mắt họ phải cách ly 2 tuần.

Khi nào thì WHO điều tra xong dịch COVID-19 ở Trung Quốc? - Ảnh 1.

Xét nghiệm COVID-19 ở Vũ Hán, Trung Quốc hồi tháng 5 - Ảnh: AP

Bắc Kinh xem cuộc điều tra như bằng chứng cho thấy Trung Quốc là một cường quốc toàn cầu, có trách nhiệm và minh bạch. Nhưng cuộc điều tra của WHO có thể sẽ mất nhiều tháng.

Trước mắt, nhóm chuyên gia của WHO đang phải cách ly 14 ngày nên buộc phải làm công tác điều tra từ xa.

'Rõ ràng, việc các chuyên gia đến Trung Quốc rồi cách ly và làm việc từ xa không phải là cách làm việc lý tưởng, nhưng chúng tôi hoàn toàn tôn trọng quy trình quản lý rủi ro', giám đốc phụ trách các chương trình khẩn cấp của WHO, ông Michael Ryan nói trong cuộc họp báo vào thứ 6. Ryan cho biết phải mất vài tuần trước khi một đội đầy đủ có thể tới Trung Quốc.

Cuộc điều tra của WHO diễn ra khi Trung Quốc phải đối mặt với phản ứng dữ dội trên toàn cầu, bao gồm từ Mỹ, vì đã đánh giá thấp và xử lý dịch chưa tốt.

Trong nhiều tuần trước khi nhóm chuyên gia tới, Trung Quốc đã quyết liệt phản đối yêu cầu từ các quốc gia khác về việc cho phép điều tra độc lập nguồn gốc của virus corona.

Theo New York Times, Bắc Kinh cố gắng làm chệch hướng bằng cách gợi ý (không có bằng chứng) rằng virus có thể có nguồn gốc từ nơi khác.

Giờ đây, các quan chức Trung Quốc đang thổi phổng biện pháp chống dịch của Bắc Kinh như hình mẫu cho thế giới, đồng thời tấn công Mỹ vì đã trốn tránh trách nhiệm của mình trong cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19.

Chính quyền Tổng thống Trump đã chỉ trích cuộc điều tra của WHO. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo mới đây cho biết ông kỳ vọng một cuộc điều tra hoàn toàn minh bạch.

Quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây đang xấu đi nhanh chóng trên nhiều khía cạnh như quân sự, công nghệ, thương mại hay nhân quyền. Các chuyên gia lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ tìm cách giới hạn phạm vi nghiên cứu để không làm bẽ mặt Chính phủ Trung Quốc.

'Toàn bộ bối cảnh chính trị không thuận lợi để thực hiện cuộc điều tra khoa học không thiên vị. Tôi thấy tiếc cho các thành viên trong nhóm', nhà virus học Wang Linfa ở Singapore cho hay. 

Ông Wang từng thuộc phái đoàn của WHO tới Trung Quốc nghiên cứu dịch SARS vào năm 2002 và 2003.

Khi nào thì WHO điều tra xong dịch COVID-19 ở Trung Quốc? - Ảnh 2.

Bên ngoài chợ hải sản Huanan ở Vũ Hán, nơi có nhiều ca bệnh COVID-19 đầu tiên được ghi nhận - Ảnh: AFP

Chính phủ Trung Quốc ban đầu che đậy sự bùng phát của dịch SARS, nhưng ông Wang nói rằng sau đó họ rất hợp tác với chuyên gia quốc tế. Lần này, ông Wang cho rằng cuộc điều tra của WHO có thể chủ yếu mang tính biểu tượng vì tình hình địa chính trị có thể khiến chuyên gia Trung Quốc không muốn chia sẻ nghiên cứu có giá trị.

Cuộc điều tra của WHO tập trung vào câu hỏi làm thế nào dịch bệnh lây từ động vật sang người. Hồi đầu tháng, sếp WHO Michael Ryan đã nói các chuyên gia sẽ không điều tra thực địa, thay vào đó là gặp quan chức và nhà nghiên cứu Trung Quốc để xem xét dữ liệu có sẵn và vạch ra phạm vi của cuộc điều tra.

Cuộc điều tra cũng mang lại cho WHO một cơ hội để phục hồi hình ảnh. Mặc dù tổ chức này được khen ngợi vì những nỗ lực phối hợp điều trị và phát triển vắcxin, nhưng WHO cũng được cho là quá tin tưởng Trung Quốc.

WHO phụ thuộc vào thông tin của quốc gia thành viên và khó khăn sẽ diễn ra nếu quốc gia đó quyết định cắt nguồn dữ liệu cần thiết để ứng phó nhanh với dịch bệnh.

Các nhà phê bình nói rằng xu hướng ca ngợi các quốc gia thành viên của WHO khiến các chính phủ, bao gồm cả Trung Quốc, dễ dàng dùng tổ chức này cho mục đích tuyên truyền.

Khi nào thì WHO điều tra xong dịch COVID-19 ở Trung Quốc? - Ảnh 3.

Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus trong cuộc gặp với lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh vào tháng 1 - Ảnh: NY Times

Yanzhong Huang, chuyên gia sức khỏe cộng đồng, cho biết cả Trung Quốc và WHO phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để điều tra toàn diện những gì đã xảy ra, nhưng không rõ họ có làm được hay không.

Huang lưu ý rằng chưa chắc nhóm chuyên gia tới Trung Quốc sẽ bao gồm đại diện từ các quốc gia chỉ trích Trung Quốc, bao gồm Mỹ và Úc, và liệu họ có quyền truy cập đầy đủ hồ sơ và phòng thí nghiệm hay không.

"Nói ngắn gọn, chưa rõ liệu nhóm chuyên gia có thể điều tra kỹ lưỡng và khách quan hay không", Huang nói.

MINH KHÔI

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cựu bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát sau khi bị ông Putin sa thải

Cựu bộ trưởng Giao thông vận tải Nga, ông Roman Starovoit, được tìm thấy chết trong ô tô chỉ vài giờ sau khi bị sa thải.

Cựu bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát sau khi bị ông Putin sa thải

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Chính quyền Tehran đặt hạn chót ngày 6-7 những người Afghanistan không có giấy tờ tại nước này phải rời khỏi lãnh thổ Iran, tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho chính quyền Kabul.

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Israel đã phát động chiến dịch “Cờ đen” nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen sau nhiều tháng leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ.

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc

Tòa án bang Victoria (Úc) kết luận bà Erin Patterson giết 3 người, mưu sát 1 người bằng nấm độc trong bữa trưa hồi tháng 7-2023.

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả

Trước việc Thái Lan tạm hoãn trao trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia tuyên bố sẽ chi toàn bộ tiền vận chuyển để đưa 20 cổ vật Khmer về nước.

Thái Lan hoãn trả cổ vật vì thiếu kinh phí, Campuchia đề xuất chi trả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar