22/01/2007 07:03 GMT+7

Khí hậu ngày càng trở nên khắc nghiệt

S.N. (Theo AFP, The Observer, BBC)
S.N. (Theo AFP, The Observer, BBC)

TT - Một báo cáo chi tiết và có trọng lượng nhất từ trước đến nay về khí hậu bất thường do Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu sắp được công bố trong vài ngày tới.

Phóng to

Người dân thành phố Frankfurt, Đức, tìm chỗ trú ẩn trong cơn bão Kyrill - Ảnh: Reuters

TT - Một báo cáo chi tiết và có trọng lượng nhất từ trước đến nay về khí hậu bất thường do Ủy ban liên chính phủ về thay đổi khí hậu sắp được công bố trong vài ngày tới.

Như một dẫn chứng hùng hồn, ngay chính lúc này, tại Úc, giới chức trách cảnh báo người dân nên cẩn thận vì tình hình hạn hán tồi tệ nhất hơn 100 năm qua đang khuyến khích hàng chục ngàn con rắn tiến vào các khu vực thành thị để tìm không khí ẩm và nước. Số người bị rắn cắn đang gia tăng đáng kể và có một thiếu niên bị chết vì nọc rắn hồi tuần trước tại Sydney.

Ở Mỹ, thêm một trận bão tuyết tràn qua các bang đồng bằng ở miền trung tây, gây ra nhiều vụ tai nạn giao thông với ít nhất ba người chết, điện cúp trên diện rộng. Tại châu Âu, cơn bão Kyrill đang quét qua làm thiệt hại nhiều tỉ euro và 40 người chết ở các nước Đức, Anh, Áo, Hà Lan, Ba Lan, Cộng hòa Czech, Pháp và Bỉ...

Theo tờ The Observer, báo cáo nêu trên dự đoán tần suất của những cơn bão tàn phá kinh hoàng (như Kyrill) sẽ tăng lên đáng kể. Mặt nước biển sẽ dâng cao thêm nửa mét trong vòng một thế kỷ tới. Tuyết sẽ biến mất ở nhiều nơi ngoại trừ trên những đỉnh núi cao nhất. Sa mạc sẽ lan rộng và những đợt nắng nóng sẽ xuất hiện thường xuyên hơn.

Thiên tai sẽ buộc hàng trăm triệu người rời bỏ quê hương, đặc biệt là vùng nhiệt đới và vùng đất thấp gần biển, tạo ra những làn sóng di cư có thể làm ảnh hưởng tiêu cực lên cả những quốc gia thịnh vượng nhất.

Kể từ khi người ta ghi nhận nhiệt độ Trái đất, 12 trong số 13 năm gần đây là những năm nóng kỷ lục. Những đêm trời lạnh, sương giá đã trở nên hiếm hơn và thay vào đó là những đêm nóng bức. Nguyên nhân đã quá rõ theo như các tác giả của báo cáo: "Khí nhà kính (do con người tạo ra) tăng lên là nguyên nhân chủ yếu của nhiệt độ tăng lên từ giữa thế kỷ 20". Kịch bản rất có khả năng xảy ra là nhiệt độ trên Trái đất sẽ tăng thêm 3 độ C năm 2100, thậm chí có thể là 4,5 hay 5 độ C.

Mặc dù Trái đất đối mặt với một tương lai không mấy sáng sủa về khí hậu nhưng không phải hi vọng đã hết. Chuyên gia Peter Cox thuộc Đại học Exeter (Anh) nhìn nhận: "Chúng ta giống như những người nghiện rượu đã đi quá xa. Giờ đây chúng ta phải bắt đầu thôi rượu đi, tức là giảm bớt việc thải khí carbon".

Trái đất đang tối dần!

Song song với quá trình ấm dần của khí hậu, trên Trái đất còn diễn ra tiến trình tối dần, theo khẳng định của chuyên gia Viện Khí hậu và sinh thái toàn cầu thuộc Cơ quan Khí tượng thủy văn Nga A. Minin. Do sự ô nhiễm bầu khí quyển bởi bụi không khí, bức xạ Mặt trời tới Trái đất ngày càng ít nên quá trình tối dần đang diễn ra, ông thông báo với báo giới ngày 20-1.

Minin cho biết quá trình giảm bức xạ đã được các nhà khoa học Israel phát hiện từ giữa thế kỷ trước, và trong 100 năm qua, thế giới đã chứng kiến sự luân phiên của các tiến trình nóng và lạnh dần (từ 1910-1930: ấm dần, 1945-1975: lạnh dần, từ 1975 đến nay: ấm dần).Với bức xạ Mặt trời càng giảm từ giữa thế kỷ trước vì ô nhiễm, các nhà khoa học nói nhân loại có thể bước vào kỷ nguyên băng giá sau vài thế kỷ nữa!

S.N. (Theo AFP, The Observer, BBC)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Trong lúc thủ đô Kiev, Ukraine chìm trong bom đạn không kích của Nga, bác sĩ Borys Todurov vẫn lao qua thành phố trên xe cấp cứu để thực hiện một nhiệm vụ sinh tử: chuyển một quả tim hiến để ghép cho bé gái nguy kịch.

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Ukraine tuyên bố phá hủy đường ống dẫn khí của Nga ở Tây Siberia

Một quan chức tình báo quân sự của Ukraine tiết lộ vụ phá hủy nằm trong khuôn khổ một 'chiến dịch đặc biệt'.

Ukraine tuyên bố phá hủy đường ống dẫn khí của Nga ở Tây Siberia

Nigeria tuyên bố sẽ không nhận công dân bị Mỹ trục xuất

'Chúng tôi đã có đủ vấn đề của riêng mình rồi', Ngoại trưởng Nigeria Yusuf Tuggar nói ngày 11-7, khi tuyên bố từ chối nhận công dân bị Mỹ trục xuất.

Nigeria tuyên bố sẽ không nhận công dân bị Mỹ trục xuất

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio

Ngày 11-7, tại Malaysia, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio.

Phó thủ tướng Bùi Thanh Sơn gặp Ngoại trưởng Mỹ Marco Rubio

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Nguyên nhân chính khiến máy bay rơi giữa tháng 6 là cả hai công tắc đưa nhiên liệu vào động cơ đều bị ngắt ngay sau khi máy bay cất cánh.

Báo cáo điều tra sơ bộ vụ rơi máy bay Air India: Phi công hoảng loạn hỏi 'ai đã ngắt nhiên liệu?'

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ

Ngoại trưởng Mỹ đề cao 30 năm quan hệ Việt - Mỹ, khẳng định đây là quan hệ mang ý nghĩa biểu tượng, mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong tương lai.

Ngoại trưởng Mỹ ca ngợi hành trình 30 năm quan hệ Việt - Mỹ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar