09/09/2023 09:18 GMT+7

Khi chị em mang chuyện nhà ra thiên hạ bàn

Kể hàng loạt tật xấu của chồng và nhà chồng trên một nhóm xã hội, chị N.T.D. (TP.HCM) nhận được hàng trăm lời khuyên ly hôn. Nhưng sau đó khi bị chồng phát hiện và "phản pháo", câu chuyện của hai vợ chồng bị đẩy đi xa.

Chị em hãy suy nghĩ thấu đáo trước khi đem chuyện nhà lên mạng xã hội để tìm cách "sửa chữa" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chị em hãy suy nghĩ thấu đáo trước khi đem chuyện nhà lên mạng xã hội để tìm cách "sửa chữa" - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chuyện nhà là chuyện đôi khi chỉ có chính mình tự giải quyết, tự lắng nghe chính mình để có những quyết định sáng suốt. Theo các chuyên gia tâm lý, lắng chính là phương pháp giải quyết sâu sắc nhất.

Nhờ cộng đồng mạng "sửa chữa hôn nhân"

"Em và chồng đã cưới nhau được hơn 10 năm và có hai con. Trong 10 năm hôn nhân, em đã cam chịu khi phải sống với gia đình chồng..." - chị N.T.D. mở đầu bài chia sẻ của mình lên một nhóm xã hội. Chị mong nhận được góp ý của mọi người để "sửa chữa" cuộc sống hôn nhân của mình.

Sau câu mở đầu này, chị N.T.D. liệt kê hàng loạt tật xấu của chồng như nhậu nhẹt bê tha, nghe lời mẹ chồng, không biết bênh vợ con, kiếm tiền không giỏi...

Trong khi chia sẻ về bản thân mình, chị T.D. kể đã phải chịu nhiều thiệt thòi khi 10 năm qua phải sống chung với mẹ chồng.

"Mẹ chồng em mặc dù không quá khó tính, khắt khe nhưng lại suốt ngày chỉ biết than vãn. Đau một thì bà than 10, khi nào cũng kêu mẹ đau yếu, bệnh tật nhưng thật sự bà còn ăn khỏe hơn cả mình. Việc trong nhà chẳng khi nào bà đụng tay tới, nhiều khi thấy cháu quấy khóc bà cũng đóng cửa phòng lại ngủ hoặc cầm điện thoại. Chưa kể những xích mích lớn nhỏ nữa", chị T.D. chia sẻ trên mạng xã hội.

Chỉ sau một ngày, bài viết của chị nhận về hàng trăm bình luận trái chiều. Đặc biệt, bài viết thu hút rất nhiều chị em khác vào kể là "rừng" chuyện mẹ chồng nàng dâu với những xích mích khi sống chung. Nhiều người "xúi" chị ly hôn, chuyển ra ở riêng để không phụ thuộc vào nhà chồng...

Oái oăm thay, chính chồng chị T.D. cũng là thành viên "nằm vùng" trong group này nên hai hôm sau anh tình cờ thấy bài đăng này. Dù chị đã ẩn tên người đăng nhưng đọc nội dung anh chồng vẫn nhận ra vợ mình và quyết định "phản pháo".

Anh T.Cường cho biết vợ chồng cưới nhau xong thì chỉ một mình anh đi làm nên chịu áp lực kinh tế rất lớn. 10 năm nay, vợ không hề có ý định tìm việc, nhà lại chỉ còn mỗi mẹ, hai vợ chồng lại không có đủ điều kiện mua nhà riêng nên quyết định ở với mẹ anh để vừa tiết kiệm chi phí vừa có thể chăm sóc mẹ già.

Anh Cường thừa nhận việc xảy ra mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu khi sống chung là điều không tránh khỏi, nhưng cũng tố vợ lười biếng. "Dù hai con đều đã đi học cả ngày nhưng thay vì đi làm phụ chồng thì chị chỉ loanh quanh ở nhà. "Nhàn cư vi bất thiện", sang hàng xóm "buôn dưa lê" và nói xấu mẹ chồng khiến cho tình cảm, mâu thuẫn giữa hai người ngày càng căng thẳng. Vậy thì nên "xử" thế nào?", anh Cường bình luận lại.

Sự xuất hiện bất ngờ của người chồng khiến cho câu chuyện của chị T.D. trở nên căng thẳng, thêm nhiều ý kiến của mọi người. Vì quá áp lực nên chị T.D. sau đó vội vàng gỡ bài.

Tương tự, trong group trên Facebook một nhóm kiểu "sửa chữa hôn nhân" với hơn 140.000 thành viên với nhiều bài đăng, chia sẻ về tình trạng hôn nhân của mình. Quá nhiều chị em chia sẻ chuyện chồng ngoại tình, hay chuyện đi "săn" tiểu tam, thậm chí cả chuyện "chăn gối"... được mọi người bàn luận rất sôi nổi.

Trong một bài đăng ẩn danh, chị Thùy Nhung chia sẻ chồng rất thương vợ, chăm con, không rượu chè cờ bạc nhưng thời gian gần đây chồng đi làm ăn xa, 1-2 tháng mới về một lần. Đi làm xa vợ xa con, người chồng đã lên các trang hẹn hò và có bạn gái bên ngoài.

Dù cực kỳ đau khổ nhưng chị Thùy Nhung vẫn quyết định tha thứ để cùng xây dựng lại gia đình và chăm sóc con. Tuy nhiên từ lần tha thứ đầu tiên, vì quá đa nghi nên chị đã thuê người khác thử chồng. Và không may chồng chị đã "cắn câu", dùng nick ảo để hẹn hò với người được vợ thuê...

Câu chuyện sau khi được đăng tải cũng thu về hàng trăm chia sẻ, hầu hết mọi người đều khuyên chị ly hôn, gom tài sản riêng để lo cho con.

Mạng xã hội thu hút chị em phụ nữ ngày nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Mạng xã hội thu hút chị em phụ nữ ngày nay - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Đừng biến chuyện của mình thành chuyện của đám đông

Mong muốn tìm được giải pháp cho những "mớ bong bòng" trong cuộc sống hôn nhân của mình, chị em thường tìm lên hội nhóm để mong có được lối ra. Nhưng đa số lại khủng hoảng, rối bời hơn. Các chuyên gia tâm lý đã nhìn nhận vấn đề này như đang "vạch áo cho người xem lưng".

Và đó cũng là chia sẻ thẳng thắn của chuyên gia tâm lý học Bùi Hồng Quân (TP.HCM). "Trước tiên, nếu đặt mình vào vai của người đi chia sẻ thì chúng ta có thể cảm thông được.

Tại sao mà họ chia sẻ? Chắc chắn họ đang gặp phải những khó khăn, bối rối mà chưa tìm ra cách giải quyết, và họ mong có được những nhìn nhận của người khác. Và nhu cầu chia sẻ là nhu cầu đáng được trân trọng vì đây là nhu cầu chính đáng, bất kỳ ai cũng có", ông Quân nói.

Tuy nhiên theo ông Quân, chia sẻ ở đâu và tiếp nhận ý kiến của người khác như thế nào là điều quan trọng hơn. Vì thực tế mỗi một câu chuyện, một tình huống khác nhau sẽ được người chia sẻ viết dưới những góc nhìn khác nhau và rất chủ quan.

Chuyên gia này phân tích: "Những gì chúng ta chia sẻ sẽ là những cái chúng ta muốn nói và nhìn vấn đề theo cách của mình, nhưng chưa chắc rằng nó đã là sự thật khách quan. Người tiếp nhận câu chuyện sẽ hiểu theo những thông tin có được.

Có thể những người tham gia chia sẻ ý kiến sẽ có kinh nghiệm hoặc muốn giúp đỡ người khác. Nhưng mỗi câu chuyện, một vấn đề nếu được đưa ra theo tính chủ quan thì kinh nghiệm cá nhân của người này không thể nào đúng với những người khác hoàn toàn.

Tôi thấy có rất nhiều trường hợp chia sẻ vô tình khiến cho câu chuyện vốn là "chuyện nhà" bị đẩy ra xa khi đưa ra thiên hạ bàn luận".

Coi chừng tổn thương hơn sau chia sẻ rộng rãi

Phẫn nộ mạnh với những câu chuyện gia đình được phái nữ mang lên mạng, một giảng viên khoa tâm lý Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng (ĐH Đà Nẵng) cho rằng "chẳng giải quyết được gì" mà có thể gây thêm tổn thương, hệ lụy, làm mất thời gian của người trong cuộc và người xung quanh.

"Đây là cách làm tôi không bao giờ ủng hộ. Cuộc đời ta không phải cứ bóc trần hết lõi ra cho thiên hạ biết. Cuối cùng, "gạch đá" lại dành cho chính người trong cuộc. Mỗi người tự lắng nghe, tự lắng lại để hiểu rõ chính mình cần gì, muốn gì và tự mình tháo gỡ.

Cuộc sống ngoài kia trông giống nhau, vợ chồng, hạnh phúc - bất hạnh, hàn gắn - tan vỡ... không do một lời khuyên nào cả, mà do chính mình lắng lại. Đừng biến chuyện của mình thành chuyện của đám đông", chuyên gia này nhìn nhận.

Mất phí tư vấn online nhưng không bằng tự mình giải quyết

Hiện nay trên mạng xã hội có rất nhiều tài khoản của các Facebooker quay những video chia sẻ cách giải quyết việc nhà, cách giữ chồng, cách hàn gắn hay cách cư xử khi chồng ngoại tình, cách "trị" tiểu tam... Những video này nhận được lượt theo dõi rất nhiều.

Cũng bị hút vào những video ấy, chị Nguyễn Thị Thanh (Hà Nội) vào nhắn tin cho Facebook có tài khoản "H.H.H" với nội dung muốn tư vấn và xin mức phí.

"Họ báo giá với nhiều hình thức khác nhau. Tư vấn nhanh phí 200.000 đồng qua một tin nhắn, tư vấn chiến lược là 500.000 đồng qua cuộc gọi 1 tiếng, tư vấn khẩn cấp giá 1 triệu đồng, tư vấn quá trình mức 3 triệu đồng/2 tháng, riêng tư vấn trực tiếp phí 3 triệu đồng/2 giờ.

Tôi thử chọn tư vấn nhanh, nhưng cuối cùng "liệu pháp" nhận được là bình tĩnh, lắng lại. Vậy nên tôi rút ra được cho mình rằng chuyện mình, mình tự giải quyết", chị Thanh giãi bày.

Hãy lắng lại và suy nghĩ thấu đáo

Theo các chuyên gia tâm lý tình yêu hôn nhân gia đình, việc chia sẻ trên mạng xã hội chỉ mang tính chất tham khảo và chỉ nên chia sẻ những câu chuyện vui vui.

Còn những chuyện quá sâu về gia đình, chuyện riêng tư vợ chồng, con cái vẫn nên "đóng cửa bảo nhau" trước vì những chia sẻ nhỏ thường không mang tính tổng thể. Người xem trên mạng không thể hiểu hết vấn đề, tư vấn đúng khi biết có một nửa.

"Nếu xảy ra mâu thuẫn, trước tiên tôi khuyên chị em hãy bình tĩnh để nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Khi đã bình tĩnh và suy nghĩ thấu đáo, hãy cùng đối phương ngồi lại với nhau để chia sẻ trực tiếp cùng giải quyết vấn đề.

Trong trường hợp đã chia sẻ với đối phương nhưng vẫn không tìm ra được hướng giải quyết, nên tìm tới những người có uy tín mà bản thân có thể tin tưởng và bảo mật để chia sẻ. Hoặc với những trường hợp cần thiết có thể tìm đến những người có chuyên môn.

Tuy nhiên, đây cũng chỉ là cơ sở để tham khảo, vì mỗi quyết định của mình đưa ra thì bản thân phải là người chịu trách nhiệm nên bản thân phải cân nhắc, tính toán cẩn trọng", chuyên gia Bùi Hồng Quân nói.

"Tám" chuyện ở cơ quan

Trong một lần ngồi uống cà phê với người bạn làm trong ngành truyền thông, anh hỏi tôi: "Có biết dân ta thường dùng 8 giờ vàng ngọc ở văn phòng vào việc gì nhất không?".

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

Phát hiện một nữ sinh bị sóng cuốn ra xa và chới với, một thanh niên tại xã Ngư Thủy Bắc (Lệ Thủy, Quảng Bình) đã lao ra cứu.

Nữ sinh lớp 8 bị sóng cuốn ra xa, chàng trai trẻ lao ra cứu thành công

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

Hàng trăm học sinh, huấn luyện viên và giáo viên hào hứng tham gia tại cuộc thi STEM Robotics tỉnh Đồng Nai năm 2025.

238 thí sinh tranh tài tại cuộc thi STEM Robotics Đồng Nai

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Thời điểm mà cùng với việc tái cấu trúc nơi làm việc còn là sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo cùng các xu hướng văn hóa, xã hội, công nghệ thay đổi nhanh chóng thì đâu đó những kỹ năng quan trọng nhất, mang đậm chất con người nhất cũng đang bị đe dọa.

4 kỹ năng dân công sở đang mai một

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Gần 700 học sinh lớp 12 Trường chuyên Lê Hồng Phong (TP.HCM) để lại khoảnh khắc khó quên trong ngày chia tay bằng màn flashmob đầy xúc động.

Học sinh lớp 12 bịn rịn chia tay 1.000 ngày với ngôi trường chuyên Lê Hồng Phong TP.HCM

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

“Ước mơ của con là hết bệnh, vì hết bệnh là con làm được tất cả”, một bé đang điều trị ung thư tại TP.HCM nói với tình nguyện viên. Các em nhỏ vẫn mang trong tim những ước mơ thật trong trẻo và đầy yêu thương.

Mời bạn góp 1 món quà, gieo 1 ước mơ cùng Tiếp sức hoa mặt trời

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường

Căn bệnh viêm tủy sống đến bất ngờ vào năm 4 tuổi khiến Tô Phương Bắc, cậu học sinh lớp 8D3 Trường THCS Bờ Y (tỉnh Kon Tum) bị bại liệt cả hai chân.

Học bổng Chắp cánh ước mơ: Bại liệt không thể ngăn bước chân đến trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar