05/04/2015 11:08 GMT+7

​Khi bé gái đấu tranh cho bình đẳng giới

NGUYỄN NGỌC THUẦN
NGUYỄN NGỌC THUẦN

TT -  Trở lại đứa bé viết thư cho ông Obama. Không chỉ nêu rõ bất công mà cô bé còn tiến cử những người phụ nữ theo em là ưu tú, như một phần của giải pháp để có thể in lên đồng tiền 20 USD.

Lá thư của một bé gái gửi cho Tổng thống Mỹ Barack Obama và câu hỏi: “Tại sao không có hình người phụ nữ trên đồng USD?” có vẻ chỉ là một câu hỏi vô tư trẻ con, nhưng ngẫm nghĩ thêm tí nữa lại khiến thế giới người lớn chúng ta phải nhìn lại tất cả. Tại sao không?

Nhìn vào giáo dục, chúng ta đã dạy gì cho những đứa trẻ biết về quyền hạn của người phụ nữ, đâu là bình đẳng, đâu là không bình đẳng. Làm sao để tránh việc chúng ta bình đẳng ở chỗ này nhưng lại bất bình đẳng ở chỗ kia.

Liệu chúng ta có cần phải đặt một câu hỏi bao nhiêu lâu nữa thì một bé gái 9 tuổi người Việt được giáo dục có một sức mạnh để ý thức rằng em có thể viết thư cho thủ tướng chính phủ than phiền về một bất công nào đó trong xã hội?

Và như thế, những đứa trẻ của tương lai cần phải biết đấu tranh chống lại sự bất công như thế nào, cách thức ra sao? Mỗi khi trẻ em muốn nói lên tiếng nói của mình thì gửi cho ai, địa chỉ ở đâu? Và các em có đủ niềm tin chắc rằng những thư thỉnh nguyện đó đã đến đúng người, đúng việc chưa?

Một ví dụ nhỏ. Tôi có một người bạn luôn than phiền về cô giáo ở trường, chẳng hạn như trong một tiết mục văn nghệ cô hay dành những vị trí đẹp nhất, trung tâm nhất cho con của cô, rồi đến con của phụ huynh trong ban cán bộ lớp, con của những phụ huynh có nhiều đóng góp... 

Khi đặt câu hỏi tại sao không phản ảnh với cô giáo hoặc nhà trường thì bạn ấy lại thôi. Than phiền để họ ghét con bé nhà tôi à! Đúng vậy, đây không phải trường hợp cá biệt mà là một phần của cuộc sống, bởi cách quản lý kém kiểm tra lẫn phản biện của chúng ta.

Và điều đó cũng sẽ trở thành một tấm gương xấu cho cuộc đấu tranh với bất công cho tương lai của những đứa trẻ, nhất là những bé gái. Bố mẹ không dám đấu tranh cho những quyền hạn tối thiểu thì trong tương lai những đứa trẻ cũng sẽ hành xử như vậy. Và dần dần trở nên kém quyết liệt hơn, càng lệ thuộc hơn trước những bất hợp lý.

Trở lại đứa bé viết thư cho ông Obama. Không chỉ nêu rõ bất công mà cô bé còn tiến cử những người phụ nữ theo em là ưu tú, như một phần của giải pháp để có thể in lên đồng tiền 20 USD.

Xem ra nền giáo dục của chúng ta cần phải làm nhiều hơn nữa để có thể tạo nên những đứa trẻ độc lập trong suy nghĩ, dám làm những điều cho là đúng. Và những người lớn cũng cần phải học cách lắng nghe, như trong trường hợp ông Obama ở trên.

NGUYỄN NGỌC THUẦN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Học sinh lớp 9 ở TP.HCM đạt IELTS 8.5 lần thi đầu tiên

Trong đợt thi vào cuối tháng 3-2025, một học sinh lớp 9 tại TP.HCM đã đạt IELTS 8.5 ngay lần thi đầu tiên.

Học sinh lớp 9 ở TP.HCM đạt IELTS 8.5 lần thi đầu tiên

Bạo lực học đường, đừng đổ hết lỗi cho trường

Mỗi khi xảy ra vụ việc học sinh đánh nhau hay bạo lực học đường, người ta thường hỏi 'Nhà trường đâu?', 'Ở trường dạy những gì?'...

Bạo lực học đường, đừng đổ hết lỗi cho trường
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar