04/12/2014 11:51 GMT+7

Sinh viên ỷ lại, thiếu kỹ năng giao tiếp và... ỳ

ĐỨC TOÀN
ĐỨC TOÀN

TTO - Là những người được coi là tri thức trẻ trong thời hội nhập, thế nhưng nhiều sinh viên Việt Nam vẫn đang vướng phải những hạn chế cố hữu.

Tranh minh họa: Vũ Đình Giang

Có thể liệt kê: ỷ lại, thiếu kỹ năng giao tiếp cũng như sức ỳ bản thân quá lớn… Và như vậy thật khó có thể phát huy tối đa khả năng của mình.

Hạn chế giao tiếp từ mạng đến đời

Cùng với hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy, khi lên bậc đại học nhiều giáo viên yêu cầu sinh viên thực hiện bài tập nhóm và gửi thư điện tử cho giảng viên để đánh giá.

Thế nhưng, nhiều giảng viên đã không khỏi “choáng váng” vì nhận một bức thư điện tử trắng trơn không lời chào hỏi, không có phần giới thiệu bản thân cũng như cách trình bày một bức thư cụ thể mà chỉ có duy nhất tệp tin đính kèm.

Giảng viên Ngọc Linh (Trường ĐH Tài chính - marketing) cho biết: “Thỉnh thoảng khi nhận được email mà có nội dung không phù hợp hoặc thiếu kỹ năng trình bày, tôi ít khi trả lời vấn đề mà sinh viên hỏi, thay vào đó tôi hướng dẫn các em cách viết thư, cụ thể là giới thiệu mình là ai, mục đích viết thư này làm gì, cảm ơn người nhận và những nội dung chính hơn là chấp nhận dễ dãi bỏ qua. Chỉ khi nào các em hoàn thành, tôi mới trả lời những thắc mắc về chuyên môn hoặc chấp nhận nộp bài nhóm”.

Đứng dưới góc độ doanh nghiệp - những người tuyển dụng tương lai thì việc thiếu kỹ năng viết thư cũng là một phần hạn chế trong việc thể hiện bản thân. Nhiều đơn vị tuyển dụng cho biết hầu hết sinh viên gửi một bức thư hoặc gọi điện thoại đến đơn vị mà nói năng rất cộc lốc, thư viết sai chính tả, cấu trúc ngữ pháp khiến doanh nghiệp “trừ điểm” khi đưa ra quyết định tuyển dụng.

Bà Lê Ngọc Trâm Anh (chuyên viên tư vấn luật Hãng luật Lê & Trần) cho biết: “Theo tôi, kỹ năng viết thư xin việc là rất quan trọng vì hiện công ty của tôi nhận rất nhiều hồ sơ xin thực tập, đôi khi nhận một bức thư cẩu thả như vậy thì điều đầu tiên là thái độ của ứng viên không có chỉn chu và đầu tư. Từ đó, nhà tuyển dụng cũng có thể đánh giá thái độ sau này của ứng viên. Với tôi, giao tiếp dù thể hiện ở hình thức nào, ngôn ngữ hay hình thể, ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết đều quan trọng nhất đối với một ứng cử viên, đặc biệt là sinh viên xin việc”.

Tâm lý ỷ lại và thiếu sự đột phá

Rõ ràng trong bối cảnh toàn cầu hóa, sinh viên hoàn toàn có thể chủ động tìm kiếm những phương pháp học tập mới cũng như những cơ hội cho riêng mình. Thay vào đó, các bạn đòi hỏi quá nhiều từ phía nhà trường, phía các đoàn thể mà chưa thật sự dấn thân vào để tìm hiểu những ý tưởng đột phá riêng.

“Trên các trang Confessions (dạng chia sẻ giấu tên mang tính thú nhận) ở mạng xã hội Facebook, hầu hết các bạn sinh viên đều bày tỏ bức xúc việc này, không hài lòng việc kia, thế nhưng lại không có nhiều sinh viên bày tỏ quan điểm với ban giám hiệu nhà trường. Đó cũng chính là một phần thói quen ỷ lại vào sự quản lý của trường hoặc cũng có bạn đòi phải có nhiều hơn chương trình hướng nghiệp, mà các bạn quên mất rằng trong thời đại này thì việc tự đi trải nghiệm và khám phá mới tạo ra giá trị bản thân”, bạn Quách Minh Giang (sinh viên Trường đại học Công nghiệp TP.HCM) cho biết.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin đôi lúc sinh viên Việt Nam lại tụt hậu hơn bao giờ hết. Một ví dụ, với phần mềm Powerpoint được sử dụng thuyết trình, vốn được các bạn sinh viên ưa chuộng, thì nay đã có những ứng dụng mới trên thế giới đưa vào để tăng hiệu ứng như prezi.

Nhiều người nói đùa rằng prezi là ứng dụng mà để không có khán giả nào có thể ngủ gật trước những trình chiếu đẹp mắt.

Thế nhưng, có đến 80% sinh viên Việt Nam vẫn đang sử dụng powerpoint như một thói quen mà đôi lúc giảng viên yêu cầu tiếp cận phương án mới vẫn chưa thật sự sẵn sàng. 

Sẽ là hơi phiến diện khi đánh giá các mặt tiêu cực của sinh viên Việt Nam, thế nhưng trong bối cảnh cạnh tranh về nguồn lực lao động giữa các nước trong khu vực thì việc sở hữu những kỹ năng cơ bản và phát huy tính chủ động sẽ là lợi thế để hội nhập.

Khi ngôn ngữ và chuyên môn trở thành những yếu tố hiển nhiên thì kỹ năng giao tiếp, sự chủ động trong công việc chính là chìa khóa để sinh viên có thể “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng và rèn luyện giá trị bản thân mình được tốt hơn.

Bạn có đồng tình hay có ý kiến ngược lại với những nhận định này? Là một người trẻ, bạn thấy mình còn hạn chế ở những điểm nào khác? Theo bạn, nguyên nhân do đâu và bạn sẽ làm gì để khắc phục những điểm yếu này?

Hãy chia sẻ cùng TTO qua địa chỉ email [email protected] hoặc phần Ý kiến bạn đọc ngay dưới bài viết.

ĐỨC TOÀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Trung đoàn Không quân Công an nhân dân trao tặng 1.000 thùng sữa, "tiếp sức" lực lượng công an đang ngày đêm tập luyện diễu binh, diễu hành kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2-9.

Không quân Công an nhân dân 'tiếp sức' cán bộ, chiến sĩ tập luyện diễu binh 1.000 thùng sữa

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Ngày 2 và 3-8 tới, Tây Ninh sẽ tổ chức giải chạy marathon chuẩn quốc tế với quy mô khoảng 8.000 vận động viên quanh núi Bà Đen.

Tây Ninh tổ chức giải marathon chuẩn quốc tế chạy vòng quanh núi Bà Đen

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Hiện nay rất nhiều nơi rao bán sản phẩm có mác 'nhà làm' nhưng lại mang ra kinh doanh, vậy ai kiểm chứng chất lượng?

Thực phẩm 'nhà làm' không để nhà ăn mà rao bán chính là kinh doanh

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Làm việc tại đặc khu Cồn Cỏ, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị Lê Ngọc Quang nêu đảo này phải phát triển mạnh về kinh tế, vững về quốc phòng - an ninh, tinh gọn về tổ chức.

Bí thư Quảng Trị: Khai thác mạnh du lịch ở đặc khu Cồn Cỏ

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Phó chủ tịch TP Huế chia sẻ ông nhiều lần trở thành khán giả bất đắc dĩ của các ca sĩ karaoke loa kẹo kéo vào buổi trưa, buổi tối.

Phó chủ tịch TP Huế cũng là ‘nạn nhân’ của karaoke loa kẹo kéo

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc

Đến nay xe đưa đón cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ) đến trung tâm hành chính TP.HCM làm việc đã có nhiều người đi hơn trước.

Khoảng 300 lượt cán bộ đã đi xe đưa đón đến trung tâm TP.HCM làm việc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar