24/08/2018 15:06 GMT+7

Khi balô chống đạn hút hàng

QUỲNH TRÂN
QUỲNH TRÂN

TTO - Nếu được hỏi khi còn là học sinh tiểu học, lúc đi học tôi sợ điều gì nhất, câu trả lời sẽ là: không thuộc bài bị cô giáo la, viết chữ xấu bị cô khẽ tay, bị bạn bè ăn hiếp... Và điều không nằm trong câu trả lời của tôi, đó là bị bắn chết.

Khi balô chống đạn hút hàng - Ảnh 1.

Học sinh ở bang Florida, Mỹ tới trường với balô chống đạn - Ảnh cắt từ clip

Nếu được hỏi khi học lớp 3, tôi đòi ba mẹ mua balô màu gì, tôi sẽ trả lời: balô màu hồng, balô hình búp bê Barbie, hay balô hình Hoàn Châu cách cách. Có một loại balô tôi sẽ không nghĩ tới, đó là balô chống đạn.

Nỗi ám ảnh xả súng

Hiện nay, học sinh tiểu học ở Mỹ phải sợ những điều mà tôi lúc 8 tuổi chưa bao giờ nghĩ tới. 

Sau cuộc xả súng ở Trường trung học Stoneman Douglas ở bang Florida làm 17 người chết vào ngày Valentine năm nay, hàng loạt balô chống đạn với màu sắc rực rỡ dành cho học sinh bắt đầu được chào bán với giá 100 - 350 USD. 

Vậy nhưng chỉ hơn 1 tháng trước ngày tựu trường, một số loại balô chống đạn đã hết hàng.

Ngoài Stoneman Douglas, một số vụ xả súng hàng loạt ở trường học khác đã gây chấn động toàn nước Mỹ: vụ xả súng ở Đại học Virginia Tech làm 32 người chết vào năm 2007; vụ xả súng ở Trường tiểu học Sandy Hook vào năm 2012 làm 27 người chết, trong đó có 20 học sinh từ 6 đến 7 tuổi. 

Đây chỉ là những thống kê về bạo lực súng đạn ở trường học. Nước Mỹ đã trải qua nhiều cuộc bạo lực gây thương vong nghiêm trọng hơn, như vụ xả súng làm 58 người chết ở buổi hòa nhạc tại thành phố Las Vegas tháng 10 năm ngoái, hay vụ xả súng ở hộp đêm Orlando làm 49 người chết vào năm 2016...

Khi nói đến xả súng gây chết người hàng loạt, nước Mỹ không giống bất cứ một nơi nào trên thế giới. 

Theo thống kê từ Quốc hội Mỹ, người Mỹ sở hữu 48% số súng được sở hữu bởi dân thường ở mọi nơi trên thế giới. Dù dân số Mỹ chỉ chiếm 3% dân số toàn cầu, Mỹ là nơi sinh sống của 31% số tội phạm xả súng trên toàn thế giới. 

Khả năng một công dân Mỹ chết vì súng đạn cao hơn 50 lần khả năng một công dân Anh chết vì súng đạn.

Giải pháp nào?

Nhiều nước khác cũng gặp phải vấn đề bạo lực súng đạn, nhưng đất nước họ đã thắt chặt đạo luật kiểm soát súng sau khi bạo lực và thương vong xảy ra. Anh, Đức, Úc và phần lớn các nước phát triển khác đều có luật kiểm soát súng chặt chẽ hơn Mỹ.

Vấn đề kiểm soát súng là một trong những chủ đề gây tranh cãi dữ dội giữa hai phe trái chiều. Lập luận của phe ủng hộ kiểm soát súng khá hiển nhiên: họ muốn chống tội ác và bảo vệ mạng sống công dân. 

Phe phản đối kiểm soát súng lại tranh luận rằng họ muốn sở hữu để bảo vệ bản thân trong trường hợp bị kẻ xấu tấn công. Đây là một tranh luận thường gặp và được truyền thông Mỹ gọi là "the good-guy-with-a-gun theory", tạm dịch "lý thuyết Người tốt sử dụng súng".

Những người ủng hộ "lý thuyết" này đưa ra lập luận rằng nếu người dân được sử dụng súng, họ sẽ bảo vệ được bản thân họ và những người khác nếu có kẻ xấu tấn công họ bằng súng. 

Ngoài ra, quyền được sử dụng súng của công dân Mỹ được bảo vệ bởi Luật sửa đổi thứ hai (Second Amendment) của Hiến pháp Mỹ, được ban hành năm 1791.

Lý thuyết "Người tốt sử dụng súng" cũng có nhiều điểm bất cập. Phần lớn những "người tốt sử dụng súng" này thiếu kinh nghiệm và không nhận được sự huấn luyện cần thiết để có thể ngăn chặn tội ác hiệu quả. 

FBI kết luận rằng chỉ 5 trong số 160 vụ xả súng xảy ra từ năm 2000 đến 2013 được can thiệp thành công bởi dân thường có súng.

Vậy Chính phủ Mỹ phải làm gì nếu không muốn khoanh tay nhìn con trẻ của họ bị bắn chết ở trường học? Như trong trường hợp ở Anh, Đức và Úc, thay đổi và thắt chặt luật kiểm soát súng là một trong những cách hiệu quả. 

Nhưng nền chính trị Mỹ rất phức tạp và có lẽ như mạng sống của trẻ con không quan trọng bằng đạo luật trong Hiến pháp Mỹ. Thế nên người dân đành phải nhờ vào balô chống đạn trong thời gian sắp tới.

Thời thế khác rồi

Khi Luật sửa đổi thứ hai được đưa ra vào 227 năm trước, người dân chỉ có thể có trong tay một khẩu "musket" - loại súng nòng dài thường dùng từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 19, chứ không phải những khẩu "assault rifle" - loại súng trường tấn công với khả năng bắn nhiều hơn, lâu hơn cũng như tính sát thương mạnh hơn.

TTO - Nam sinh 15 tuổi đã dùng súng ngắn bắn vào mọi người ngay trong trường học ở miền tây bang Kentucky khiến 2 bạn học tử vong và 17 người khác bị thương.

QUỲNH TRÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh lực lượng Quốc phòng Thái Lan

Chiều 4-7, tại trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Nguyễn Tân Cương, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chủ trì lễ đón và hội đàm với Tư lệnh Lực lượng Quốc phòng Thái Lan, Đại tướng Songwit Nunphakdee.

Đại tướng Nguyễn Tân Cương hội đàm với Tư lệnh lực lượng Quốc phòng Thái Lan

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Chính phủ Campuchia đề xuất sửa đổi hiến pháp nhằm cho phép tước quốc tịch đối với những công dân bị cáo buộc cấu kết với nước ngoài để chống lại lợi ích quốc gia.

Campuchia sắp sửa đổi hiến pháp, cho phép tước quốc tịch

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

Chiều 4-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân rời Hà Nội, lên đường đến Brazil dự Hội nghị thượng đỉnh BRICS mở rộng và có các hoạt động song phương tại Brazil.

Thủ tướng Phạm Minh Chính lên đường dự thượng đỉnh BRICS mở rộng tại Brazil

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome

Ngày 4-7, một trạm xăng ở thủ đô Rome (Ý) đã phát nổ, khiến ít nhất 8 cảnh sát và 1 lính cứu hỏa bị thương, hư hại nhiều tòa nhà lân cận.

8 cảnh sát bị thương do nổ trạm xăng ở Rome

Báo Mỹ: Nga chật vật sản xuất máy bay quân sự vì thiếu linh kiện và lao động

Tạp chí Newsweek của Mỹ đưa tin Nga đang gặp khó khăn trong việc mở rộng sản xuất máy bay quân sự do thiếu linh kiện, vì lệnh trừng phạt và tình trạng thiếu hụt lao động ngày càng nghiêm trọng.

Báo Mỹ: Nga chật vật sản xuất máy bay quân sự vì thiếu linh kiện và lao động

Các nước chạy đua đàm phán thuế quan với Mỹ, Thái Lan muốn đưa mức thuế xuống 10%

Khi hạn chót 9-7 đến gần, các cuộc đàm phán thương mại giữa các nước, vùng lãnh thổ với chính quyền Tổng thống Trump cũng bước vào giai đoạn nước rút.

Các nước chạy đua đàm phán thuế quan với Mỹ, Thái Lan muốn đưa mức thuế xuống 10%
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar