02/12/2017 09:55 GMT+7

Khi bác sĩ thú y rơi lệ vì tê giác

HỒNG VÂN thực hiện
HỒNG VÂN thực hiện

TTO - "Trước những cái chết mà bạn không thể nào hiểu được nguyên nhân cho sự vô lý và tàn khốc của nó, đối với tôi là một nỗi đau và chúng tôi đôi khi chỉ biết khóc vì không thể làm gì hơn".

Mỗi con tê giác bị chết vì nạn săn bắn trộm là sự lãng phí một sinh vật tuyệt đẹp của tự nhiên, và điều đó tiếp tục diễn ra khiến tôi thấy tuyệt vọng. Chúng tôi nhận thấy tầm quan trọng trong việc tìm kiếm sự giúp đỡ từ Việt Nam nhằm góp phần chấm dứt nạn săn trộm tê giác để lấy sừng.

Bác sĩ WILLIAM FOWLDS

TTO - "Những con tê giác có quyền được sống. Một ngày nào đó, có thể con mình sẽ hỏi: Bố ơi, bố đã làm gì khi con tê giác cuối cùng trên thế giới bị giết?"

Nếu tốc độ săn trộm tê giác năm 2017 diễn ra như ước tính, đây sẽ là năm số tê giác sinh ra ít hơn số tê giác bị giết chết. Nếu nạn săn trộm vẫn duy trì ở mức độ hiện nay, đến năm 2025 loài tê giác sẽ bị tuyệt chủng.

Theo Tổ chức Wilderness Foundation Africa

Bác sĩ thú y William Fowlds, điều phối viên dự án Medivet - dự án cứu hộ tê giác đã bị đục sừng, nhân chuyến thăm và dự hội thảo ở Việt Nam gần đây về bảo tồn di sản thiên nhiên, đã chia sẻ với Tuổi Trẻ.

* Thưa bác sĩ, ông đã tham gia nhóm y bác sĩ cứu hộ tê giác bị đục sừng từ khi nào? Nhóm của ông đã cứu sống được bao nhiêu con tê giác?

- Năm 2010, lần đầu tiên tôi chứng kiến tận mắt một con tê giác bị đục sừng. Đó là một hình ảnh tàn khốc, đẫm máu và đầy ám ảnh. 

Năm 2011 là năm chúng tôi cứu sống được con tê giác đầu tiên. Đến nay, nhóm của chúng tôi đã cứu sống tất cả 14 con tê giác. 

Tuy nhiên, theo tôi được biết, Tổ chức Saving the Survivors - tổ chức cứu hộ động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng - đã cứu sống hơn 100 con tê giác. 

Đây là con số đáng khích lệ, nhưng vẫn rất nhỏ bé so với số tê giác bị săn trộm trong vòng 10 năm qua (7.245 con). Theo Cơ quan quản lý môi trường Nam Phi, số tê giác bị giết ở Nam Phi năm 2016 là 1.054 con.

Ông William Fowlds là bác sĩ thú y chuyên về động vật hoang dã và chăm sóc tê giác, làm việc tại Nam Phi.

Ông tham gia thúc đẩy các chương trình kết nối sinh viên ngành thú y trên toàn cầu, để giúp họ hiểu biết về sự đa dạng của động vật hoang dã châu Phi.

Hiện ông đang là điều phối viên dự án Medivet của Tổ chức Wilderness Foundation Africa.

* Khả năng cứu sống một con tê giác bị đục sừng phụ thuộc những yếu tố gì?

- Có ba yếu tố, theo tôi, là cơ bản trong việc cứu hộ tê giác bị đục sừng. Một là tình trạng của vết thương ở vùng đầu và mặt. 

Hai là tình trạng tổn thương ở các cơ quan nội tạng cùng phần còn lại của cơ thể và ba là đội cứu hộ được báo động sớm. 

Nhiều khi chúng tôi chỉ được thông báo khi tê giác đã bị tấn công trước đó 2-3 ngày. Mỗi giờ được phát hiện sớm đều rất quý giá trong việc cứu sống tê giác bị thương do nạn săn trộm.

* Ông có thể cho biết chi phí một ca điều trị tê giác bị thương là khoảng bao nhiêu?

- Cần ít nhất là 20.000 USD cho một ca bệnh, những trường hợp tổn thương nghiêm trọng có thể tốn đến 50.000 USD để cứu sống chỉ một con tê giác. Ngoài ra, việc chữa trị và hồi phục diễn ra trong nhiều năm sau đó. 

Nhóm bác sĩ cần ít nhất 2-3 người, một bác sĩ gây mê, một bác sĩ phẫu thuật, một y tá. Ngoài nhóm y bác sĩ, còn có đội hỗ trợ gồm 10-20 người để nâng, xoay con tê giác giúp chúng tôi thao tác.

* Ông có điều gì muốn nói với bạn đọc Tuổi Trẻ và người dân Việt Nam trong chuyến thăm này?

- Tôi thấy đất nước các bạn là một đất nước tuyệt vời với những con người hiền hòa, thân thiện. Tôi thậm chí đã ngồi sau xe máy đi dạo Hà Nội trong lần thăm Việt Nam trước đây. 

Liên quan đến vấn đề tê giác, tôi nghĩ có những cách khác hơn là phải kiếm bằng được một chiếc sừng tê giác để chữa bệnh. 

Tôi tin rằng nếu người Việt Nam biết được những nỗ lực và cả những khoản tiền mà lẽ ra chúng ta có thể đầu tư cho những hoạt động khác như y tế, giáo dục đã được bỏ ra để bảo vệ tê giác trước nạn săn trộm, họ sẽ ngừng sử dụng sừng tê. Tôi tin chắc họ sẽ lựa chọn điều đúng đắn.

TTO - Bức hình con tê giác bị giết cưa lấy sừng khiến người xem bị ám ảnh và giật mình trước mức độ tàn ác của bọn săn giết động vật hoang dã trái phép.

Một vườn bách thú của Bỉ đã quyết định cưa ngắn sừng của các con tê giác đang trú ngụ tại đây như một biện pháp bảo vệ loài động vật hoang dã này.

HỒNG VÂN thực hiện

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tin tức sáng 10-7: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự

Một số tin tức đáng chú ý: Petrolimex lên tiếng vụ ông Đào Nam Hải; Giao dịch hàng trăm tỉ đồng, nhưng một công ty công bố thông tin sai lệch; Tổng giám đốc Nova Consumer bất ngờ từ chức; ‘Viện Máu’ kêu gọi thêm 30.000 đơn vị máu cho dịp hè...

Tin tức sáng 10-7: Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

'Khám sức khỏe định kỳ là để người dân chủ động đánh giá tình trạng hiện tại, dự phòng, tầm soát, chẩn đoán sớm các bệnh lý có thể xảy ra, giúp ngành y tế địa phương xác định được cơ cấu bệnh tật tại địa phương".

Từ 2026 người dân được khám sức khỏe định kỳ miễn phí

Thời tiết hôm nay 10-7: Bắc Bộ mưa to, Trung Bộ nắng nóng

Hôm nay 10-7, các tỉnh Bắc Bộ mưa to đến rất to, Trung Bộ nắng nóng, Nam Bộ mưa rào rải rác.

Thời tiết hôm nay 10-7: Bắc Bộ mưa to, Trung Bộ nắng nóng

Vụ tai nạn 3 người chết: Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế xe khách Như Ý 78

Do không chú ý quan sát, không làm chủ được tốc độ nên lái xe khách Như Ý 78 đã tông vào đuôi xe Thiện Trí trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết.

Vụ tai nạn 3 người chết: Khởi tố vụ án, tạm giữ hình sự tài xế xe khách Như Ý 78

Ông Châu Ngọc Tuấn được giao điều hành cơ sở 2 của tỉnh Gia Lai

Tỉnh ủy Gia Lai giao nhiệm vụ cho ông Châu Ngọc Tuấn, phó bí thư Tỉnh ủy, phụ trách điều hành hoạt động cơ sở 2 của tỉnh, đặt tại phường Pleiku.

Ông Châu Ngọc Tuấn được giao điều hành cơ sở 2 của tỉnh Gia Lai

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết

Tối 9-7, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) và Bệnh viện Nhi đồng 2 đã thông tin về tình hình sức khỏe của 3 bệnh nhân được chuyển đến TP.HCM.

Tình hình sức khỏe 3 bệnh nhân chấn thương nặng trên cao tốc Vĩnh Hảo - Phan Thiết
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar