25/01/2019 11:20 GMT+7

Khát vọng phát triển 4.0 của Việt Nam

DIỆU AN
DIỆU AN

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết khát vọng của Việt Nam trước hết là duy trì đà tăng trưởng, nâng cao đời sống nhân dân và là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Khát vọng phát triển 4.0 của Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch WEF Borge Brende tại buổi đối thoại - Ảnh: TTXVN

Trong phiên đối thoại chủ đề "Việt Nam và thế giới" thuộc Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Davos ngày 24-1, Chủ tịch WEF Borge Brende đặt câu hỏi với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: "Việt Nam sẽ gây bất ngờ cho thế giới như thế nào trong 5 năm tới?".

Trả lời câu hỏi này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết khát vọng của Việt Nam trước hết là duy trì đà tăng trưởng, nâng cao đời sống nhân dân và là địa chỉ tin cậy cho các nhà đầu tư nước ngoài. 

"Việt Nam sẽ duy trì tinh thần, khát vọng phát triển" - Thủ tướng nhấn mạnh khi trả lời câu hỏi của ông Brender trong phiên đối thoại được truyền hình trực tiếp.

"Tranh thủ cách mạng công nghiệp 4.0 là con đường tốt nhất để Việt Nam phát triển nhanh và bền vững".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Ủng hộ thương mại đa phương

Theo Bộ Ngoại giao Việt Nam, tại phiên đối thoại, các câu hỏi và câu trả lời đều xoay quanh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mà thế giới nhắc nhiều những năm gần đây.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định kinh tế Việt Nam sẽ nỗ lực để tiếp tục phát triển mạnh mẽ theo hướng bền vững và bao trùm, không ai bị bỏ lại phía sau, trong đó có đổi mới thể chế, ứng dụng cách mạng công nghiệp 4.0.

Việt Nam sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, đẩy mạnh sự kết hợp đầu tư trong nước và nước ngoài, chú trọng hơn nữa vào đào tạo nguồn nhân lực hướng tới phát triển bền vững hơn, nâng cao hơn nữa đời sống người dân.

Thủ tướng cho biết với quan điểm hội nhập sâu rộng vào kinh tế thế giới, Việt Nam ủng hộ thương mại tự do đa phương và Việt Nam biết nhìn nhận những va chạm thương mại trên thị trường quốc tế để tổ chức sản xuất phù hợp, hiệu quả nhằm giữ vững đà tăng trưởng.

Thủ tướng thừa nhận để tham gia cuộc cách mạng này, Việt Nam phải vượt qua nhiều khó khăn, thách thức nhưng ông tin rằng Việt Nam có nhiều lợi thế, trong đó lớn nhất là cơ cấu dân số trẻ, năng động, sáng tạo, con người và dân tộc Việt Nam luôn khao khát vươn lên, được thể hiện rõ nhất ở lực lượng lao động trẻ.

Người đứng đầu Chính phủ cho biết Việt Nam đang xây dựng chiến lược quốc gia về cách mạng công nghiệp 4.0, trong đó tập trung xây dựng và hoàn thiện các thể chế khuyến khích mạnh mẽ đổi mới sáng tạo, tập trung phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, xây dựng thành công chính phủ điện tử, thành phố thông minh và phát triển kinh tế số, có chính sách để phát triển mạnh doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo...

Việt Nam cũng sẽ thu hút mạnh mẽ động lực từ kinh tế số và đổi mới sáng tạo, sẵn sàng chấp nhận công nghệ mới, phát triển bứt phá hạ tầng công nghệ số và không ngừng hội nhập quốc tế sâu rộng.

Phát triển 3 trong 1

Đề cập yêu cầu về phát triển bền vững, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ Việt Nam đặt ra yêu cầu "phát triển 3 trong 1" bao gồm: kinh tế, xã hội và môi trường, kiên quyết không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng.

Về mức độ sẵn sàng của Việt Nam đối với cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng nêu rõ đây là cuộc cách mạng mang đến nhiều thách thức, trong đó có yếu tố lao động và việc làm. Thủ tướng cho biết Việt Nam chủ động đón bắt cách mạng công nghiệp 4.0 để nâng cao năng suất lao động với tinh thần đổi mới, sáng tạo. 

Theo đó, Việt Nam đã tập trung vào công tác đào tạo nghề nghiệp, giải quyết việc làm trong thời đại cách mạng công nghệ, nhất là tầng lớp người yếu thế trong xã hội, để nhóm người này có việc làm trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0.

Về cải cách doanh nghiệp nhà nước trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, Thủ tướng nêu rõ đây là lĩnh vực mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã xác định bước đi với lộ trình rõ ràng, cụ thể. Theo đó, Việt Nam chủ trương đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước để các nhà đầu tư, trong đó có nhà đầu tư nước ngoài, ngày càng có nhiều cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Thủ tướng cho rằng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước cũng chính là giải pháp cho tăng trưởng, đồng thời là cách hữu hiệu để chống tham nhũng, tiêu cực và độc quyền.

TTO - Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam ngày 23-1 đã đến Thụy Sĩ bắt đầu chuyến tham dự hội nghị thường niên Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) 2019 tại Davos.

DIỆU AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trước 'bão' thuế quan từ Mỹ

Số liệu chính thức cho thấy sản lượng công nghiệp tại Trung Quốc tăng nhanh hơn dự kiến vào tháng 4, bất chấp thương chiến với Mỹ.

Sản lượng công nghiệp Trung Quốc tăng vượt dự báo trước 'bão' thuế quan từ Mỹ

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Một video lan truyền trên TikTok ghi lại cảnh nhiều tàu du lịch xả nước thải chưa qua xử lý ra biển thực chất là giả mạo.

Video tàu du lịch xả nước thải ra đại dương là giả, do AI làm

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Báo cáo của Oxford Economics chỉ ra rằng nhiều loại thuế mà Canada tạm ngưng đã khiến thuế trả đũa với Mỹ 'gần như bằng 0'.

Canada khẳng định không 'âm thầm' dỡ thuế trả đũa với Mỹ

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Ít nhất 2 người thiệt mạng và 1 người mất tích ở Fremont, Ohio trong vụ tàu hỏa tông nhiều người đi bộ vào sáng 19-5 (giờ Việt Nam).

Tàu hỏa tông vào người đi bộ ở Mỹ, 2 người chết, nhiều người rơi xuống sông

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Vị Giáo hoàng thứ 267 của Giáo hội Công giáo đã nhấn mạnh vai trò phục vụ và tinh thần khiêm tốn trong buổi lễ nhậm chức.

Giáo hoàng Leo XIV: Phục vụ bằng sự khiêm nhường

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit

Hội nghị thượng đỉnh Anh - EU diễn ra hôm nay được xem là bước ngoặt quan trọng trong quan hệ giữa Anh và 27 quốc gia thành viên EU.

Anh và EU hàn gắn quan hệ hậu Brexit
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar