04/01/2021 10:19 GMT+7

Khánh thành di tích cột cờ Thủ Ngữ

LAM ĐIỀN
LAM ĐIỀN

TTO - Công trình trùng tu cột cờ Thủ Ngữ vừa hoàn tất với lễ khánh thành tổ chức vào sáng 4-1 tại vị trí cột cờ từng tồn tại 156 năm qua.

Khánh thành di tích cột cờ Thủ Ngữ - Ảnh 1.

Cột cờ Thủ Ngữ khánh thành sau khi trùng tu tại công viên Bến Bạch Đằng - Ảnh: L.ĐIỀN

Đây là chương trình thực hiện theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, do Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch kiến trúc phối hợp Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật triển khai. Công trình được làm nhanh chóng trong hơn 1 tháng (khởi công ngày 23-11 và hoàn thành ngày 30-12-2020), với nguồn vốn xã hội hóa.

Kể từ khi được xếp hạng là di tích cấp thành phố vào năm 2016, đây là lần đầu tiên cột cờ Thủ Ngữ được trùng tu. Công trình nằm trong tổng thể chương trình chỉnh trang công viên Bến Bạch Đằng với diện tích khuôn viên 3.530m2.

Các hạng mục trùng tu cột cờ Thủ Ngữ gồm: thay toàn bộ cáp, sơn lại cột cờ, điều chỉnh bộ phận kéo cờ, tháo dỡ phần tường bao bên ngoài, thay mái ngói, lát đá nền kiến trúc, sơn lại phần kiến trúc xây dựng và lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng.

Trong quá trình trùng tu, phần di tích cột cờ được Trung tâm Bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa TP.HCM giám sát.

Cột cờ Thủ Ngữ ngay từ khi xây dựng vào năm 1865 đã có cấu trúc đặc biệt: ngoài cột cờ cao bên sông Sài Gòn, tổng thể công trình này còn có ba tầng giật cấp, phần dưới cùng là nền cao, phía trên xây một ngôi nhà bao quanh chân cột cờ, gian chính giữa cao hơn có phần mái hình bát giác.

Khánh thành di tích cột cờ Thủ Ngữ - Ảnh 2.

Lãnh đạo UBND, HĐND TP.HCM tại lễ khánh thành cột cờ Thủ Ngữ - Ảnh: L. ĐIỀN

Lần trùng tu này mang lại cho cột cờ Thủ Ngữ một sắc diện mới, đặc biệt là công viên Bến Bạch Đằng, nơi tọa lạc cột cờ cũng được chỉnh trang: xây dựng lối đi lát đá, trồng mảng xanh cỏ, cây kiểng, lắp đặt hệ thống tưới tự động, đèn chiếu sáng, ghế đá...

Phát biểu tại lễ khánh thành, ông Vũ Văn Điệp - giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thành phố - cho rằng công trình cột cờ Thủ Ngữ và công viên Bến Bạch Đằng được chỉnh trang sẽ trở thành một địa điểm cảnh quan đẹp của thành phố, hấp dẫn người dân và khách du lịch đến đây.

cot_co_thu_ngu_xua

Cột cờ Thủ Ngữ trên bưu ảnh xưa với tên bằng chữ Pháp "Mât des signaux"

Cột cờ Thủ Ngữ được xây dựng vào tháng 10-1865 tại khu vực ngã ba rạch Bến Nghé gặp sông Sài Gòn, đối diện với bến Nhà Rồng (địa chỉ hiện nay: số 2 đường Tôn Đức Thắng - phường Nguyễn Thái Bình, quận 1, TP.HCM).

Cột cờ là một bộ phận kỹ thuật có chức năng báo hiệu cho tàu ra vào cảng Nhà Rồng và cũng là tín hiệu để tàu bè đi trên sông Sài Gòn biết nơi đây nếu cần ghé vào để khỏi lạc xuống Cần Giờ hoặc ra Vũng Tàu.

Tên gọi "Thủ Ngữ" có thể hiểu theo nghĩa: thủ = giữ, ngữ = án ngữ, tức cột cờ này án ngữ ngay lối đường thủy ra vào với chức năng báo hiệu cho tàu bè. Cách hiểu này trùng với tên gọi ban đầu người Pháp gọi cột cờ này là "Mât des signaux" (cột tín hiệu).

Nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển từng mô tả cột cờ Thủ Ngữ trong sách Sài Gòn năm xưa như sau: "Trên chót vót ngọn cờ thường thấy treo ám ngữ, ban ngày là cờ vải, cờ màu, hoặc một quả bóng sơn đen. Ban đêm thì treo một ánh đèn, khi trắng khi đỏ, tức là ám hiệu báo tin cho tàu bè biết hiệu lịnh tránh lỗ rạn hiểm nguy, ghe thuyền qua lại, trong lúc vô ra sông Sài Gòn".

Cột cờ Thủ Ngữ: Già hơn mọi người là cái chắc, chỉ mới 155 tuổi tây hà!

TTO - Nghe tin TP.HCM sẽ trùng tu di tích cột cờ Thủ Ngữ, nhớ lần bạn tôi từ xứ ngoài vào chơi, so sánh rằng ở Hà Nội có một cái cột cờ, Huế cũng có một cái cột cờ, sao TP.HCM không có.

LAM ĐIỀN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

Đúng 17h, xá lợi Đức Phật đã về đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) trong sự nghênh đón long trọng của hàng ngàn người dân, phật tử xếp hàng phía trước chùa và các tuyến đường xung quanh.

Xá lợi Phật về tới chùa Quán Sứ, biển người cờ hoa nghênh đón

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Theo Phật Sự Online, chiều 13-5 xá lợi Phật được Giáo hội Phật giáo Việt Nam và chư tăng Ấn Độ cung rước đã đến sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội.

TP.HCM tiễn đoàn cung rước xá lợi Phật ra Hà Nội

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Tượng đài 'Bác Hồ về thăm quê' được Bộ Công an trao tặng nhân dân tỉnh Nghệ An, nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2025).

Tượng Bác Hồ đặt ở Làng Sen làm bằng đồng, nặng 6 tấn

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Gần mười năm kể từ khi xuất bản ở Pháp, tiểu thuyết Le venin du papillon của Anna Mọi mới có bản dịch tiếng Việt dưới tên Nọc bướm.

Kiếm tìm cố quận tiêu tương ban đầu

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

Xá lợi Phật được chư tôn đức Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Ấn Độ cung rước đến chùa Quán Sứ (Hà Nội) sau thời gian tôn trí tại núi Bà Đen.

Cung rước xá lợi Phật rời núi Bà Đen, bắt đầu hành trình đến chùa Quán Sứ

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ

Nhiều ý kiến tỏ lòng thành kính tiếc thương PGS Bùi Hiền, cũng như ghi nhận những đóng góp của ông với đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ.

PGS Bùi Hiền không ngại đi ngược với số đông khi đề xuất cải tiến chữ Quốc ngữ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar