13/02/2020 07:15 GMT+7

'Kháng thể' cho ngành du lịch

TRẦN TRUNG DÂN
TRẦN TRUNG DÂN

TTO - Các công ty du lịch lữ hành điêu đứng giữa mùa dịch bệnh. Hơn 7 tỉ USD là thiệt hại hữu hình, còn rất nhiều kiểu thiệt hại vô hình chưa thấy ngay được. Nhưng, nhìn tích cực hơn, đây là một liều thuốc để tăng cường sức khỏe cho ngành du lịch.

Kháng thể cho ngành du lịch - Ảnh 1.

Du khách nước ngoài tham quan Bưu điện TP.HCM (Q.1) chiều 12-2 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thiệt hại lần này quá lớn, nhãn tiền, không có ngoại lệ và sẽ còn kéo dài chưa biết đến bao giờ. Dịch SARS cách đây gần 20 năm khiến ngành du lịch mất 9 tháng mới hồi phục, còn dịch Covid-19 thì sao?

Như "bom nổ chậm"

Dịch bệnh đến giữa mùa lễ hội, du xuân, hành hương. Hàng không vẫn hoạt động, các nhà hàng, tuyến điểm vẫn đón khách nhưng du khách Việt không đồng ý hoãn chuyến, chỉ muốn hủy tour và không chịu thiệt hại. Đồng nghiệp trong ngành đều trong tình cảnh chới với. 

Ngoài thiệt hại bằng tiền, còn lắm kiểu thiệt hại khác. Chẳng hạn như các doanh nghiệp đều căng mình với việc thương lượng với khách và giải quyết mọi thứ liên quan. 

Mất tiền đã đành, còn phải mất quá nhiều thời gian, tâm sức giải quyết mọi sự cố khi hủy tour. Cư xử không khéo, khách nổi giận sẽ thành "điểm xấu khó gỡ" cho uy tín của công ty lữ hành.

Lúc các doanh nghiệp chới với giữa khó khăn chồng chất cũng là lúc nhìn thấy rõ hơn hình ảnh của các nhóm "thượng đế" ngành du lịch. Có những chia sẻ, nhưng cũng không ít khách Việt làm quá, làm dữ... và doanh nghiệp cũng phải chiều chuộng để tránh điều tiếng ồn ào. 

Thiệt hại của ngành du lịch dù đã thấy trước mắt nhưng vẫn như "bom nổ chậm", tổn thất không của riêng ai. 

Tôi biết có những nhân viên làm du lịch nay chuyển sang đi bán dưa hấu, thậm chí bán khẩu trang. Có những công ty không tiền chi lương đã phải đi vay nhưng không thể cắt giảm nhân sự vì nếu cho nghỉ thì sau này tìm đâu ra người (và việc cho nghỉ việc cũng không đúng luật). 

Có doanh nghiệp mượn lại tiền thưởng tháng giêng của nhân viên để có kinh phí hoạt động trong mùa thưa vắng khách này.

Các lễ hội xô bồ, bát nháo nếu dừng luôn (thay vì tạm) càng tốt. Còn các điểm tham quan bình thường sao cứ phải đóng cửa từ chối khách? Thay vì hoảng hốt cấm cửa, nên chủ động phòng chống bằng các biện pháp tích cực như đo thân nhiệt, rửa tay sát khuẩn và đeo khẩu trang.

"Giải cứu" du lịch: từ đâu?

Khó khăn có thật nhưng nếu nhìn tích cực sẽ thấy có những cơ hội cho ngành du lịch phục hồi. Có một thực tế đáng suy nghĩ: khách Việt không đi du lịch (ngay cả đi trong nước) nhưng khách Tây vẫn đi bình thường.

Đây không phải là dịch bệnh đầu tiên và không phải là cuối cùng có thể xảy đến. Việc phát hiện và điều trị bệnh dịch ở Việt Nam đang được kiểm soát tốt. Nhiều ca bệnh được chữa trị thành công. Đóng băng du lịch nội địa có phải uổng phí không? 

Du lịch nước ngoài cũng vậy. Đây không hẳn là thời điểm không tốt để du lịch cả trong và ngoài nước. Đi du lịch mùa vắng, vừa được khuyến mãi giá rẻ hơn vừa được hưởng dịch vụ và chăm chút tốt hơn. 

Có thể không đi Trung Quốc hay những nơi có nguy cơ lây nhiễm. Nhưng nhiều nơi (như ĐBSCL chẳng hạn) chưa có ca lây nhiễm nào, vậy tại sao không đi?

Thật khó cho các đơn vị lữ hành khi khách Việt chọn ở nhà. Nhưng ai sẽ giúp ngành du lịch vượt qua khó khăn này ngoài chính họ! 

Đây là một lần tổng duyệt ứng phó, cơ hội thử thách bản lĩnh của lãnh đạo doanh nghiệp du lịch và sự gắn bó, chung sức, sáng tạo, vượt khó của từng người làm du lịch. Sao chỉ kêu khổ? Kêu than cũng chẳng ích gì, phải tồn tại rồi mới tính chuyện phát triển. Đây cũng là lúc sàng lọc lại các doanh nghiệp du lịch.

Giữa tâm bão thiệt hại, có doanh nghiệp du lịch đã gửi tâm thư cho tất cả nhân viên, công ty chấp nhận lỗ. "Cam kết không cắt lương, không giảm nhân sự. Tất cả đồng lòng, chắt chiu cơ hội, tiết kiệm chi phí, huấn luyện nhân lực, dồn sức thực hiện các dự án để chuẩn bị tăng tốc khi hết dịch". 

Có bị bệnh mới biết quý sức khỏe, gian nan thử sức, khó khăn thử doanh nghiệp. Dịch bệnh corona là dịp các doanh nghiệp nhìn lại để điều chỉnh nhiều việc trong đơn vị mình trước hoàn cảnh mới.

Khách hàng là người thân

Anh bạn tôi, lãnh đạo một doanh nghiệp lữ hành lớn tại TP.HCM, nói rằng công ty cố gắng ứng xử theo hướng xem khách hàng như người thân, trân trọng khách để cùng có lợi. Và "người thân" sẽ chia sẻ cùng nhau trong cảnh ngộ khó khăn. Nhường người thân một chút để khách không thiệt, trung thực với khách.

Du khách Việt hiểu biết sẽ chia sẻ những khó khăn chung, sẽ không khoát tay từ chối nếu họ thấy những nỗ lực của ngành du lịch như cách người Việt đã chung tay chia sẻ khó khăn khi nông dân điêu đứng vì nông sản không bán được.

Tái khởi động ban chủ nhiệm Nhóm khuyến mãi kích cầu du lịch

TTO - Hiệp hội Du lịch TP.HCM vừa tái khởi động ban chủ nhiệm Nhóm khuyến mãi kích cầu du lịch, chuẩn bị cho kế hoạch kích cầu lớn, giảm giá tour nhiều nhất có thể, tung ra ngay khi dịch nCoV kết thúc nhằm vực dậy thị trường.

TRẦN TRUNG DÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Nghe lời người lạ giới thiệu bao chi phí đi lại, qua Thái Lan làm nghề bán hàng với mức lương cao 23-28 triệu đồng, H. bị lừa dắt qua Myanmar, bắt nhốt, đánh đập để thực hiện việc lừa đảo trên mạng.

Nghe 'bán hàng lương cao 23-28 triệu' ở Thái Lan, bị lừa nhốt để thực hiện lừa đảo tại Myanmar

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Miền Tây bước vào mùa mưa, cũng là lúc những con đường trong TP Trà Vinh - nơi được mệnh danh là "thành phố cây xanh" - lại được nhuộm vàng bởi những cánh sao đen, phủ kín vỉa hè và cả lòng đường.

Lãng mạn mùa sao đen rụng ở thành phố cây xanh số 1 Việt Nam

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Sau sáp nhập tỉnh, cán bộ muốn được làm việc tại tỉnh Hậu Giang trong 3 năm đầu, đồng thời được hỗ trợ nhà ở công vụ, mua nhà ở xã hội.

Cán bộ ở Hậu Giang muốn được làm việc tại chỗ 3 năm đầu sáp nhập tỉnh

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Chiếc xe hơi 7 chỗ mang biển số tỉnh Tây Ninh đậu bên đường Phạm Ngọc Thảo (quận Tân Phú, TP.HCM) suốt khoảng một năm nay chưa ai tới lấy.

Xe hơi biển Tây Ninh đậu bên đường ở Tân Phú cả năm, người dân lên mạng tìm chủ xe

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Mỗi lần mưa lớn, người dân lại thấp thỏm đi qua hầm chui trước bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức). Dù từng được lý giải nguyên nhân và hứa khắc phục, nhưng những ngày gần đây tình trạng ngập vẫn tái diễn.

Hầm chui trước bến xe Miền Đông mới bao giờ hết ngập?

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng

Những đàn bò thả rông thường xuyên xuất hiện trên nhiều tuyến đường chính tại khu công nghiệp ở quận Liên Chiểu, Đà Nẵng gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Bò thả rông, đuổi nhau phi băng băng giữa đường ở Đà Nẵng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar