25/02/2011 02:40 GMT+7

Kháng sinh không hiệu quả trong trị apxe?

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC
PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

TT - 1. Người nhà tôi bị apxe có mủ. Bác sĩ nói do Staphylococcus aureus và phải mổ dẫn lưu mủ làm cho sạch, chứ không hoàn toàn dùng kháng sinh bởi kháng sinh không thể tác dụng trực tiếp vào phần giữa ổ mủ. Vậy có đúng không (người thân của tôi rất sợ mổ)? Tại sao kháng sinh không thể tác dụng trực tiếp được?

2. Chống nhiễm khuẩn chéo là gì?

Lê Hoàng Tuấn (TP.HCM)

1 Staphylococcus aureus là vi khuẩn gây bệnh ngoài da (gây apxe và sang thương kín có mủ). Kháng sinh nhóm bêta-lactam (tức các penicillin và cephalosporin) phải tiếp xúc với vỏ (thành) tế bào vi khuẩn này để ức chế sự tổng hợp vỏ, vỏ không tổng hợp được để bảo vệ vi khuẩn, vi khuẩn sẽ tự nổ tung và chết.

Như vậy, điều kiện tiên quyết để sử dụng kháng sinh hiệu quả là kháng sinh phải tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn, thậm chí vào bên trong tế bào vi khuẩn.

Đối với apxe và sang thương kín có mủ, do phản ứng tuần hoàn xuất phát từ hiện tượng viêm, ổ viêm nhiễm bị ứ máu, dịch rỉ viêm, đặc biệt là mủ làm nghẽn, không cho máu lưu thông từ các nơi đến nơi sang thương.

Kết quả là kháng sinh sau khi tiêm hoặc uống di chuyển trong hệ tuần hoàn không thể đến được ổ viêm, vào bên trong ổ viêm, tức phần giữa của mủ, để tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn. Nếu ổ viêm nhiễm không dẫn lưu mủ, làm sạch thì kháng sinh dùng không hiệu quả là vì thế. Bác sĩ nói như thế là rất đúng.

2 Nhiễm khuẩn chéo (cross infection) là hiện tượng mầm bệnh (vi khuẩn, siêu vi khuẩn ký sinh trùng...) lây nhiễm từ người này sang người kia do tiếp xúc trực tiếp hoặc thông qua dùng dụng cụ sinh hoạt, thậm chí do môi trường.

Nhiễm khuẩn loại này thường xảy ra ở bệnh viện được gọi là nhiễm khuẩn bệnh viện (khác với nhiễm khuẩn mắc phải ở cộng đồng), là sự lây nhiễm từ người bệnh mang mầm bệnh sang người bệnh khác trước đây chưa bị nhiễm nó và bị nhiễm chỉ vì do nằm viện. Chống nhiễm khuẩn chéo là công tác ngăn ngừa không cho nhiễm khuẩn chéo xảy ra.

Có nhiều biện pháp chống nhiễm khuẩn chéo, trong đó có dùng các chất sát khuẩn tẩy uế, thậm chí biết rửa tay đúng cách cũng là biện pháp chống nhiễm khuẩn chéo hiệu quả.

PGS.TS NGUYỄN HỮU ĐỨC

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, hô hấp mạn tính, ung thư, đái tháo đường là nguyên nhân gây ra gần 80% số ca tử vong.

Ngăn 'làn sóng' bệnh không lây nhiễm tại Việt Nam

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Ngày 18-5, văn phòng cựu tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông đã được chẩn đoán bị ung thư tuyến tiền liệt và đã di căn đến xương.

Ông Biden bị ung thư tuyến tiền liệt di căn đến xương: Nghiêm trọng ra sao, chữa được không?

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone có thể giúp giảm đau, theo phát hiện từ một nghiên cứu trên động vật do Live Science đăng tải.

Estrogen thúc đẩy cơ thể sản sinh opioid giảm đau sau chấn thương

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Người đàn ông tại Gia Lai hái nấm mọc trên nhộng ve sầu về ăn vì nghĩ là đông trùng hạ thảo quý hiếm rồi ngộ độc nguy kịch.

Ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu vì nghĩ là đông trùng hạ thảo, bị ngộ độc nguy kịch

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

Liên quan đến vụ triệt phá đường dây sản xuất và buôn bán hàng giả quy mô lớn, thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng và trang thiết bị y tế giả, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho hay đang phối hợp để xác minh các sản phẩm.

Vụ thu giữ 100 tấn thực phẩm chức năng giả: Bộ Y tế đang phối hợp làm rõ các sản phẩm

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê

Cà phê không phù hợp để uống cùng thời điểm với một số loại thuốc, đặc biệt nếu bạn uống thuốc vào buổi sáng.

7 loại thuốc không nên uống cùng lúc với cà phê
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar