15/02/2014 03:05 GMT+7

Khai thông tuyến đường thủy rồi... bỏ đó

NGỌC ẨN
NGỌC ẨN

TT - TP.HCM đầu tư vốn cho một dự án công trình giao thông thủy kéo dài hàng chục năm, nhưng khi đưa vào sử dụng lại không phát huy hiệu quả vì tàu bè không lưu thông được do cầu có tĩnh không thấp.

Sà lan chở cát trên 300 tấn phải neo đậu bên ngoài cầu Giồng Ông Tố cũ rồi dẫn đường ống nhựa bơm cát cho một dự án ở quận 2, TP.HCM - Ảnh: Tự Trung

Dự án nạo vét luồng “Khai thông tuyến đường thủy nối từ ngã ba Đèn Đỏ đến Nhà máy ximăng Hà Tiên 1” (Q.2, TP.HCM) dài 5,2km đã làm xong năm 2012 nhưng đến nay vẫn chưa đưa vào sử dụng. Đứng trên luồng rạch Giồng Ông Tố này, chúng tôi không thấy bóng dáng con tàu chở hàng hóa nào xuôi ngược mà chỉ có vài ba chiếc xuồng nhỏ của người dân đi lại. Ông Ngô Quang Mãnh - giám đốc Khu Quản lý đường thủy nội địa TP.HCM - nhìn nhận từ khi khai thông tuyến giao thông thủy trên đến nay tàu bè vẫn không đi được vì cầu Giồng Ông Tố cũ có độ tĩnh không thấp đã chắn ngang rạch Giồng Ông Tố. Theo ông Mãnh, chỉ khi nào xây dựng mới cầu Giồng Ông Tố để nâng cao tĩnh không cầu thì tuyến giao thông này mới hết ách tắc. Như vậy, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 33 tỉ đồng (trong đó vốn xây lắp khoảng 12 tỉ đồng, phần còn lại là tiền đền bù giải tỏa...) đã không phát huy hiệu quả sau khi dự án hoàn thành. Bởi vì mục tiêu khai thông tuyến đường thủy này là nhằm cho tàu, ghe có trọng tải 300 tấn lưu thông để giảm bớt số lượng phương tiện thủy đi trên sông Sài Gòn (đang quá tải) đã không được thực hiện.

Chưa kể dự án trên lập cách đây khoảng 10 năm đã xác định khơi thông luồng cho tàu, ghe, sà lan có trọng tải 300 tấn lưu thông, nhưng phần lớn doanh nghiệp đầu tư tàu, sà lan có trọng tải trên 1.000 tấn. Ông Mãnh cho biết tuyến đường thủy này cho tàu 300 tấn lưu thông 24/24 giờ, còn với các tàu có trọng tải lớn hơn thì chờ nước lớn để lưu thông.

Khu Quản lý đường thủy nội địa TP.HCM đã mất hơn 10 năm trong việc làm các thủ tục đầu tư dự án “Khai thông tuyến đường thủy nối sông Sài Gòn-sông Đồng Nai qua ngả Rạch Chiếc (Q.Thủ Đức)”. Kinh phí đầu tư cho dự án này lên đến 119,8 tỉ đồng và đang triển khai đền bù. Thế nhưng dự án này cũng xác định mục tiêu khi hoàn thành chỉ cho tàu có trọng tải 300 tấn lưu thông. Theo ông Ngô Quang Mãnh, có thể điều chỉnh dự án nạo vét cho tàu có trọng tải 1.000 tấn lưu thông nhưng kinh phí đầu tư sẽ tăng cao gấp vài chục lần vì tiền đền bù giải tỏa nhiều và quy mô giải tỏa lớn làm phá vỡ quy hoạch của địa phương.

Nhận định về các dự án khai thông tuyến đường thủy ở TP.HCM chỉ cho tàu có trọng tải 300 tấn lưu thông, một cán bộ Cục Đường thủy nội địa VN cho rằng dự án như vậy sẽ không mang lại hiệu quả vì thực tế có rất ít tàu, sà lan loại nhỏ đi lại.

Vị cán bộ trên cho rằng TP cần rút bài học lãng phí hàng trăm tỉ đồng xây dựng cảng sông Phú Định (Q.8) với việc xây dựng 11 cầu cảng có trọng tải 300-375 tấn. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp vận tải đường thủy có tàu, sà lan từ 1.000 tấn trở lên đều từ chối cập cảng này vì luồng đường thủy không cho tàu có sức chở lớn lưu thông và cầu cảng Phú Định quá nhỏ cũng không cho tàu, sà lan có sức chở lớn cập cầu cảng.

NGỌC ẨN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

TP.HCM thí điểm lắp đặt hệ thống biển báo giao thông phát sáng ở một số vị trí. Nhờ đó giúp người dân nhận diện biển báo tốt hơn để đi lại đúng quy định, an toàn.

TP.HCM lắp biển báo giao thông phát sáng dễ nhận diện ban đêm

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Nhiều cư xá, chung cư cũ tại TP.HCM vẫn lắp khung sắt kiên cố kiểu 'chuồng cọp' ở ban công, che kín lối thoát hiểm.

'Chuồng cọp' kín bưng, bít lối thoát hiểm nhiều chung cư cũ ở TP.HCM

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh góp phần giảm gánh nặng chi phí, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận y tế.

Tự túc xe chuyển viện, người bệnh được bảo hiểm y tế chi trả ra sao?

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Bạn đọc Tuổi Trẻ Online phản ánh thời gian qua xe ba gác, xe lôi tự chế... vẫn chạy nhiều trên các tuyến đường ở TP.HCM, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn mặc dù lực lượng chức năng thường xuyên xử lý.

Hãi hùng xe lôi tự chế chở bó sắt 10m, chiếm hết đường ở TP.HCM

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Tại nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 đã có quy định cụ thể việc này.

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Xung quanh vụ xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', nhiều bạn đọc đề nghị xử lý nghiêm hơn để chấm dứt tình trạng cát cứ vỉa hè làm của riêng.

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar