11/01/2024 15:21 GMT+7

Khai thác cát khiến cầu nối Hà Nội với Phú Thọ bị xói lở

Theo Cục Thủy lợi, nguyên nhân chính dẫn đến lòng sông dưới chân cầu Trung Hà bắc qua sông Đà (nối Hà Nội với Phú Thọ) bị xói lở nói riêng và hạ thấp lòng dẫn hệ thống sông Hồng - Thái Bình nói chung là do khai thác cát.

Cầu Trung Hà bị xói lở, trụ trơ móng - Ảnh: T.QUÂN

Cầu Trung Hà bị xói lở, trụ trơ móng - Ảnh: T.QUÂN

Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có văn bản gửi Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ về việc đảm bảo an toàn cầu Trung Hà trong các đợt lấy nước vụ đông xuân năm 2023-2024 cho khu vực trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.

Trước đó Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ có công văn gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đề nghị xem xét điều tiết xả nước hồ thủy điện Hòa Bình bảo đảm an toàn cầu Trung Hà.

Về vấn đề này, Cục Thủy lợi cho biết lịch lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân năm 2023-2024 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo từ đầu tháng 11-2023.

Trong thời gian lấy nước đợt 1 (từ 23 đến 30-1), các nhà máy thủy điện sẽ vận hành tối đa công suất phát điện để tăng cường nguồn nước về hạ du (mực nước dự kiến trung bình đạt khoảng 1,7 - 1,9m tại trạm thủy văn Hà Nội).

Đợt 2 (từ 18 đến 21-2), các hồ chứa thủy điện vận hành bảo đảm dòng chảy đủ để đẩy mặn, mực nước cho các trạm bơm dã chiến và các công trình đã được nâng cấp hoạt động (mực nước tại trạm thủy văn Sơn Tây trung bình khoảng 1,8 - 2m).

Để đảm bảo lịch lấy nước trên, Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ gia tăng vận hành các nhà máy thủy điện để tạo dòng chảy về hạ du trước thời điểm bắt đầu các đợt lấy nước từ 2-3 ngày.

Một số cọc bị hỏng làm suy giảm khả năng chịu lực, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cầu - Ảnh: T.QUÂN

Một số cọc bị hỏng làm suy giảm khả năng chịu lực, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cầu - Ảnh: T.QUÂN

Theo Cục Thủy lợi, lịch lấy nước đã được tính toán nhiều phương án dựa trên các thông tin đầu vào như nhu cầu sử dụng nước, lịch thủy triều… đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các công trình thủy lợi lấy nước và lượng nước xả từ các hồ chứa thủy điện thượng nguồn ở mức thấp nhất. Do vậy, việc thay đổi lịch dẫn đến nguy cơ các công trình thủy lợi không lấy được nước, gia tăng lượng xả từ các hồ chứa thủy điện...

"Việc lòng sông dưới chân cầu Trung Hà bị xói lở nói riêng và hạ thấp lòng dẫn hệ thống sông Hồng - Thái Bình nói chung trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, có nguyên nhân chính là do việc khai thác cát (việc này đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng kết và đánh giá trong Báo cáo tổng kết công tác lấy nước phục vụ gieo cấy lúa vụ đông xuân, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ những năm qua)" - Cục Thủy lợi nêu trong văn bản và đề nghị Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ khẩn trương báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức thực hiện các giải pháp cấp bách, chủ động bảo đảm an toàn công trình cầu trong các đợt lấy nước.

Theo thông tin từ Sở Giao thông vận tải tỉnh Phú Thọ, cầu Trung Hà đang trong quá trình sửa chữa vì bị xói lở, đặc biệt khu vực xung quanh trụ T11 và T12 (các trụ trên hệ cọc đóng). Một số cọc bị hỏng làm suy giảm khả năng chịu lực, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cầu.

Sở Giao thông vận tải Phú Thọ đã cắm biển cảnh báo nguy hiểm, giới hạn tốc độ, trọng tải đối với ô tô tải (3 trục trở lên) và xe khách trên 29 chỗ.

Trong thời gian cấm, để đi tỉnh Phú Thọ đến TP Hà Nội và ngược lại, các phương tiện nói trên có thể di chuyển qua cầu Đồng Quang, cầu Văn Lang hoặc đi theo các tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoặc quốc lộ 2.

Cầu Trung Hà bắc qua sông Đà, nằm trên quốc lộ 32 - tuyến huyết mạch nối Hà Nội với Phú Thọ và các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc. Công trình được đầu tư xây dựng năm 1999, đưa vào khai thác năm 2002 với chiều dài 743m.

Hà Nội xây loạt cầu vượt sông Hồng, đánh thức tiềm năng khu Đông

Cầu Mễ Sở, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Vĩnh Tuy 2... đang được thành phố Hà Nội gấp rút triển khai trong năm nay với mong muốn sẽ tạo nên kỳ tích bờ Đông sông Hồng.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lấy ý kiến danh sách 3 bộ trưởng trả lời chất vấn Quốc hội

Đại biểu Quốc hội sẽ lựa chọn 2 trong 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành dự kiến chất vấn tại kỳ họp thứ 9.

Lấy ý kiến danh sách 3 bộ trưởng trả lời chất vấn Quốc hội

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Một số tin tức đáng chú ý: Đề xuất tăng nặng xử phạt vi phạm về chứng khoán; Hãng sữa Kun chi hàng trăm tỉ thâu tóm gần 35% cổ phần một công ty khác; Công bố thông tin sai lệch, Tập đoàn Đua Fat bị phạt nặng...

Tin tức sáng 16-5: 15,3 triệu người tham gia bảo hiểm thất nghiệp, giảm 26% số người nhận một lần

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

TP.HCM còn tồn đọng gần 120.000 hồ sơ đăng ký sát hạch lái xe. Sắp tới, việc tổ chức sát hạch như thế nào để vừa giải quyết hồ sơ cũ, vừa phục vụ người dân đăng ký sát hạch mới một cách nhanh chóng, thuận tiện nhất?

Gần 120.000 hồ sơ sát hạch lái xe tồn đọng sẽ giải quyết thế nào?

Thời tiết hôm nay 16-5: Nắng nóng quay lại Nam Bộ nhưng chiều tối vẫn mưa

Hôm nay 16-5, thời tiết các tỉnh Bắc Bộ mưa rào đến mưa to. Nam Bộ nắng, chiều tối mưa rào kèm dông sét nguy hiểm.

Thời tiết hôm nay 16-5: Nắng nóng quay lại Nam Bộ nhưng chiều tối vẫn mưa

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Chiều 15-5, các tỉnh Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông tổ chức họp trực tuyến trao đổi về định hướng phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

Bình Thuận, Lâm Đồng, Đắk Nông họp định hướng phát triển kinh tế - xã hội

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'

Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên Biển Đông, từ 12h ngày 1-5 đến 12h ngày 16-8 ở vùng biển từ vĩ tuyến 12° Bắc đến vĩ tuyến 26°30' Bắc, ngư dân Phú Yên vẫn vững tâm ra khơi bám biển.

Mặc lệnh cấm đánh bắt của Trung Quốc, ngư dân Việt vẫn ra khơi 'biển của mình, không sợ'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar