08/11/2017 09:55 GMT+7

'Khai quật' và tung tin bão số 13: Nhầm lẫn hay câu view?

Đ.K.L.
Đ.K.L.

TTO - Khi cơn bão số 12 vừa quét qua miền Trung, gây tang thương, thiệt hại lớn, trên mạng xã hội bắt đầu chia sẻ thông tin xuất hiện siêu bão số 13, dự kiến đổ bộ trong 'vài ngày tới' vào miền Trung.

Khai quật và tung tin bão số 13: Nhầm lẫn hay câu view? - Ảnh 1.

Hình ảnh tan hoang do bão Hải Yến năm 2013 gây ra tại Philippines trước khi đổ bộ vào Biển Đông rồi đột ngột đổi hướng đi lên phía bắc, không vào đất liền - Ảnh: AFP

Ngay khi bão số 12 vừa quét qua, trong ngày 5-11, nhiều tài khoản trên mạng xã hội bắt đầu chia sẻ thông tin 'xuất hiện cơn bão số 13 mang tên Hải Yến sắp đổ bộ vào miền Trung Việt Nam".

Thật ra "siêu bão số 13 mang tên Hải Yến" là cơn bão năm 2013, được dự báo là "mạnh nhất lịch sử Biển Đông", dự kiến đổ bộ vào Đà Nẵng lúc 7h ngày 10-11-2013.

Khi đó, bão Hải Yến được nhận định: "Đây là cơn bão được cơ quan khí tượng thủy văn nhận định là mạnh nhất trong lịch sử vào Biển Đông và nhiều khả năng thành cơn bão mạnh nhất lịch sử vào đất liền nước ta với sức tàn phá có tính chất hủy diệt".

Rất may sau đó, bão Hải Yến đã đổi hướng, không đi vào đất liền Việt Nam.

Ngay trong tối 5-11, một số tài khoản mạng xã hội nhận ra sai lầm vì 'khai quật' tin cũ gây hoang mang, đã tháo đường link chia sẻ kèm lời xin lỗi. 

Tuy nhiên, cho đến ngày 8-11, thông tin về "bão Hải Yến" sắp đổ bộ vẫn tiếp tục lan rộng.

Một người Nha Trang viết trên Facebook kể về cuộc gọi điện thoại về thăm gia đình, hỏi tình hình sửa nhà sau bão. 

Trong status có đoạn: "Bả (chị của chủ tài khoản Facebook) cười hắc hắc nói rằng bây giờ có thể ngắm trời qua mái nhà, rồi thở dài vì nghe nói sắp bão 13 nữa không biết làm sao đây. Bèn trấn an ngay là không phải đâu, người ta đồn bậy đó. Bả bảo vậy yên tâm chứ bão nữa chỉ chết".

Các ý kiến trên Facebook cũng lên án rất dữ dội hành động chia sẻ lại về bão số 13 năm 2013 để "câu view" nhưng đã gây hoang mang cực độ. 

Một số khác lại cho rằng việc chia sẻ lại thông tin này chỉ đơn thuần là vì nhầm lẫn về mặt thời gian.

Cũng trong thời gian này, khi tỉ phú Jack Ma có buổi nói chuyện tại Việt Nam. Một số tài khoản trên mạng xã hội đã chia sẻ lại thông tin Hãng Alibaba mua lại Lazada với giá 1 tỉ USD theo hàm ý tiêu cực. Thật ra thương vụ đó đã diễn ra hồi tháng 4-2016 và không liên quan tới chuyến sang Việt Nam của tỉ phú Jack Ma.

Đ.K.L.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

Ông Elon Musk cáo buộc Nam Phi cấm mạng Internet của Starlink phủ sóng vì ông “không phải người da đen”, trong khi cơ quan địa phương khẳng định chưa từng nhận hồ sơ xin cấp phép của SpaceX.

Ông Musk lại nói Starlink bị cấm tại Nam Phi do ông không phải người da đen

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Một video ghi lại cảnh con trăn khổng lồ bơi trên sông Amazon đã thu hút hàng triệu lượt xem trên mạng xã hội khắp các quốc gia, nhưng thực tế video này được tạo ra bằng trí tuệ nhân tạo (AI).

'Con trăn khổng lồ' bơi trên sông Amazon là không có thật

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar