25/05/2023 09:56 GMT+7

'Khách sạn xây trên núi đá giữa vịnh Hạ Long' là bịa đặt

Những hình ảnh, thông tin về khách sạn được xây dựng trên núi đá giữa vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được xác định là thông tin bịa đặt, cảnh báo nguy cơ lừa đảo.

Khách sạn xây trên núi đá giữa vịnh Hạ Long là bịa đặt - Ảnh 1.

Hình ảnh và thông tin về khách sạn có thế "lưng tựa núi" giữa vùng lõi vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh được xác định là thông tin bịa đặt - Ảnh: TIẾN THẮNG chụp lại

Ngày 25-5, một lãnh đạo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh cho biết hiện nay trên một số trang cá nhân và hội nhóm đang sử dụng hình ảnh không có thật về khách sạn được xây dựng tại núi đá giữa vịnh Hạ Long để nhằm chào bán tour, combo du lịch.

Theo cơ quan chức năng của Quảng Ninh, đây là hành vi có dấu hiệu lừa đảo, gây hoang mang cho người dân và du khách. Cụ thể, một số đơn vị cung cấp dịch vụ tour, combo du lịch đã đăng tải bản thiết kế một khách sạn có tên "Fantasy Ha Long Bay" nhằm thu hút người dân và du khách.

Phối cảnh 3D giới thiệu khách sạn có vị thế "lưng tựa núi", nằm bên trong vùng lõi của di sản vịnh Hạ Long và một số bức ảnh phòng khách sạn cho thấy du khách còn có thể ngắm toàn cảnh vịnh nhờ thiết kế cửa kính 360 độ.

Tại tầng 5 của khách sạn còn có một hồ bơi lớn và cả một thiết kế sử dụng các tảng đá nhũ bên trong núi, đan xen không gian khu nghỉ dưỡng. Sau khi nội dung này được đăng tải đã nhận được hàng ngàn bình luận, lượt thích cũng như chia sẻ. Thậm chí, nhiều du khách chủ động nhắn hỏi địa chỉ, giá phòng.

Phía Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh khẳng định không tồn tại khách sạn như thế này giữa vịnh Hạ Long. Do đó, du khách không nên tin cũng như chia sẻ thông tin sai lệch trên và cần hết sức cẩn trọng để tránh bị lừa đảo.

Trước đó, vào tháng 7-2022, hình ảnh về một homestay ở Ninh Bình cũng gây chú ý với thiết kế bên trong hang đá và có mức giá 97 triệu đồng/đêm. Tuy nhiên, đây chỉ là hình ảnh được dàn dựng nhằm thu hút sự chú ý.

Phòng khách sạn 97 triệu đồng/đêm ở Ninh Bình: Chỉ bài trí để quảng cáo?

TTO - Sau khi kiểm tra tại cơ sở đăng tải thông tin phòng khách sạn trong hang đá 97 triệu đồng/đêm, Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình cho biết thông tin trên hoàn toàn sai sự thật.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Dư luận tranh cãi sau phát ngôn của ông Trump về "ung thư giai đoạn 9" của ông Biden - một thuật ngữ y học không tồn tại - khiến nhiều người đặt câu hỏi: liệu đây là sự nhầm lẫn hay một chiến thuật chính trị có chủ đích?

Sự thật về cáo buộc ông Biden giấu bệnh ung thư: Chuyên gia nói gì?

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Bức ảnh cỡ lớn của ông Donald Trump treo cạnh ảnh tổng thống Abraham Lincoln trên tòa nhà Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) trong tuần qua là có thật, theo xác nhận từ Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA).

Việc treo hình ông Trump khổ lớn trước trụ sở Bộ Nông nghiệp Mỹ là có thật

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Gần đây, mạng xã hội rộ lên thông tin Lầu Năm Góc có phê duyệt việc tiếp nhận "chiếc máy bay do Qatar sản xuất" để làm Air Force One tiếp theo vào tháng 5-2025. Tuy nhiên ngày 21-5 Lầu Năm Góc chính thức lên tiếng thông tin này là sai sự thật.

Thông tin 'Mỹ nhận máy bay do Qatar sản xuất' là sai sự thật

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Nam sinh 20 tuổi ở Hà Nội bị lừa 500 triệu đồng sau khi nhận cuộc gọi video từ kẻ giả danh công an, dọa liên quan vụ án ma túy, đọc lệnh bắt online.

Nam sinh mất 500 triệu sau màn 'đọc lệnh bắt online' của công an giả

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar