08/03/2004 09:06 GMT+7

Khả năng vũ khí hạt nhân rơi vào tay khủng bố

 
 

TT - Từ lâu, chúng ta nghe nói đến chiếc “vali hạt nhân” của người đứng đầu các cường quốc trong “câu lạc bộ hạt nhân” như Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh. Đó là nơi cất giữ chìa khóa mật mã để bấm nút khởi động chiến tranh hạt nhân. Nhưng gần đây, báo chí nước ngoài lại nói đến một loại “vali hạt nhân” hoặc “balô hạt nhân”, trong đó chứa các quả bom nguyên tử gọn nhẹ của các tổ chức khủng bố. Chuyện này hư thực ra sao?

Phóng to
Một vali hạt nhân "giả thuyết" được nghị sĩ Mỹ Dan Burton trình bày tại một buổi báo cáo trước quốc hội
TT - Từ lâu, chúng ta nghe nói đến chiếc “vali hạt nhân” của người đứng đầu các cường quốc trong “câu lạc bộ hạt nhân” như Nga, Mỹ, Pháp, Trung Quốc, Anh. Đó là nơi cất giữ chìa khóa mật mã để bấm nút khởi động chiến tranh hạt nhân. Nhưng gần đây, báo chí nước ngoài lại nói đến một loại “vali hạt nhân” hoặc “balô hạt nhân”, trong đó chứa các quả bom nguyên tử gọn nhẹ của các tổ chức khủng bố. Chuyện này hư thực ra sao?

Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), để chế tạo một quả bom nguyên tử chỉ cần 8kg plutonium hoặc 25kg uranium tinh chế. Điều gì sẽ xảy ra nếu bọn khủng bố sở hữu được loại vật liệu khủng khiếp này?

Theo tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu về an ninh và hợp tác thuộc Đại học tổng hợp Stanford (Mỹ), công nghệ chế tạo bom nguyên tử tương tự như quả bom đã từng ném xuống Hiroshima năm 1945 là quá đơn giản và rất dễ thực hiện.

Khó khăn chủ yếu đối với bọn khủng bố là tiếp cận các nguồn nguyên liệu hạt nhân có chất lượng phù hợp. Nhưng khó khăn này không phải là không thể vượt qua. Có nhiều bằng chứng gián tiếp chứng tỏ bọn khủng bố đã có khả năng tiếp cận với các công nghệ hạt nhân ở trình độ cao.

Các dữ kiện đáng lo ngại

Đầu những năm 1990, bọn tội phạm đã lấy cắp nguyên liệu uranium từ lò nghiên cứu hạt nhân ở Nigeria và chúng chỉ bị cảnh sát Ý phát hiện vào năm 1998. Lượng uranium bị tịch thu đã ở dạng sẵn sàng để chế tạo bom nguyên tử. Bọn tội phạm đã có thể tiến hành tinh luyện uranium đến mức có thể dùng cho bom nguyên tử.

Chính trùm khủng bố Osama Bin Laden đã từng tuyên bố sở hữu vũ khí là “một trách nhiệm tôn giáo” và nhiều lần đe dọa sử dụng loại vũ khí này. Các văn bản có in dấu “tối mật” tìm thấy tại các căn cứ của Al Qaeda ở Afghanistan chứng tỏ bọn khủng bố đã có được loại nguyên liệu phóng xạ có thể dùng để chế tạo bom nguyên tử.

Năm 1995, các “sát thủ” Chechnya đã từng đe dọa gây nổ hạt nhân ở Matxcơva bằng một container chứa vật liệu phóng xạ tại một công viên ở thủ đô. Theo phân tích của các chuyên gia, rất có thể chúng đã đánh cắp được vật liệu này tại một trong những bệnh viện ở thủ phủ Grozny.

Thời gian gần đây ngày càng có nhiều thông tin chứng tỏ bọn khủng bố đang có kế hoạch sử dụng cái gọi là “bom bẩn”, một loại thiết bị gây nổ thông thường rất đơn giản chứa các vật liệu phóng xạ. Một khi quả “bom bẩn” đó bị nổ sẽ gây ô nhiễm phóng xạ trên một lãnh thổ rất lớn.

Phải cần đến hàng tháng, thậm chí là hàng năm và hàng tỉ USD để khắc phục hậu quả nổ của các kiểu “bom bẩn”. Theo dự báo của tổ chức nghiên cứu khoa học Caltech, chỉ cần sử dụng một gam chất phóng xạ uranium trong một thiết bị gây nổ có thể gây ô nhiễm phóng xạ trên một diện tích gần 3km2, làm cho khoảng 100.000 người bị bệnh ung thư.

Al Qaeda có bom plutonium?

Phóng to
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ John Bolton mới đây đã thừa nhận Công ty Scope ở Kuala Lumpur (Malaysia) có thể không biết các linh kiện do công ty này sản xuất (ảnh) đã được dùng cho máy ly tâm trên thị trường đen để làm giàu uranium
Năm 2001, tạp chí Das Beald xuất bản ở Đức đưa tin Bin Laden từng sở hữu một quả bom xách tay nặng tới 40kg, trong đó chứa đựng chất plutonium, thủy ngân đỏ và một chất cực độc khác. Sau đó, ông Curt Weldon, thành viên Ủy ban quốc hội phụ trách về bảo đảm trang bị của Quốc hội Mỹ, cho biết ông đã từng được các sĩ quan làm việc trong Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) đến hỏi ý kiến liệu tổ chức Al Qaeda và các tổ chức khủng bố khác có sở hữu loại vũ khí tương tự từ nước Nga hay không.

Lúc đó, ông Curt Weldon trả lời với các sĩ quan FBI rằng xác suất bọn khủng bố sở hữu vũ khí hạt nhân là rất cao, mặc dù ông không thể nói rõ ra là sở hữu từ nước nào. Tuy nhiên trước đó, vào năm 1997, ông đã mời tướng Nga Alexander Lebed đến dự hội nghị của ủy ban do ông phụ trách. Tướng Lebed khẳng định có khoảng 100 đầu đạn hạt nhân xách tay đã bị đánh cắp từ các căn cứ quân sự của Nga.

Mới đây nhất, đầu tháng 2-2004, báo Al-Hayat xuất bản bằng tiếng Ả Rập ở London dựa vào các nguồn tin thân cận nhất với Bin Laden, công bố hồ sơ chứng tỏ Al Qaeda từ lâu đã sở hữu vũ khí hạt nhân dưới dạng “vali hạt nhân” hoặc “balô hạt nhân”, trong đó chứa đựng đầu đạn hạt nhân chiến thuật công suất nhỏ, thu được từ một trong những nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ. Cũng theo tiết lộ của báo Al-Hayat, các nhà khoa học Ukraine đã từng bán công nghệ bí mật chế tạo bom nguyên tử, thậm chí cả đạn hạt nhân trong chuyến đi công tác của họ đến Kandahar (Afghanistan) năm 1998.

Bom nguyên tử xách tay có từ bao giờ?

Vào những năm 1960, khối NATO đã từng nỗ lực thiết lập một vành đai mìn hạt nhân và bộc phá hạt nhân bố trí ngầm dưới đất dọc theo biên giới CHLB Đức để đề phòng các cuộc tiến công chớp nhoáng và ồ ạt bằng các tập đoàn quân xe tăng của khối quân sự Varsava. Hồi đó cả Mỹ và Liên Xô đã từng chế tạo thành công nhiều loại đầu đạn hạt nhân xách tay gọn nhẹ. Tuy nhiên, Chính phủ Nga đã nhiều lần phủ nhận khả năng đầu đạn nguyên tử xách tay bị đánh cắp. Thậm chí họ còn khẳng định không hề có kiểu “vali hạt nhân” nào tồn tại trên đời.

Tuy nhiên, theo báo Bình luận quân sự độc lập (Nga), trong quân đội Nga thuật ngữ “vali hạt nhân” được gọi bằng một tên khác là “balô nguyên tử”. Các “balô nguyên tử” này đã từng được đưa đến các mục tiêu rất cụ thể, chủ yếu là cầu cống và các công trình xây dựng cỡ lớn.

Bộc phá hạt nhân có công suất từ 0,2-1,0 kiloton (viết tắt KT, 1KT tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT), có bán kính sát thương 0,5-2km và khu vực nhiễm xạ có bán kính rộng tới 5-10km. Chúng được bảo quản tại hai kho bí mật, và khi cần sử dụng một sĩ quan hướng dẫn sẽ đến đưa bộc phá vào trạng thái sẵn sàng chiến đấu và hướng dẫn cách ấn nút để khởi động kíp nổ.

---------------

Kỳ 2: “Thị trường đen” hạt nhân

 

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Con số "86 47" được xếp bằng vỏ sò trong bức ảnh do cựu giám đốc FBI James Comey đăng tải đang gây tranh cãi. Dư luận đặt câu hỏi: Liệu đây có phải là lời đe dọa nhắm vào Tổng thống Trump? Con số này thực sự mang ý nghĩa gì?

'86 47': Thông điệp ngẫu nhiên hay lời đe dọa ông Trump?

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Theo cuộc điều tra của báo Financial Times (Anh) tiết lộ ngày 16-5, Ukraine đã mất hàng trăm triệu USD trong 3 năm qua khi tìm cách mua vũ khí từ các bên thứ ba và các nhà thầu không đáng tin cậy.

Báo Anh: Ukraine mất hàng trăm triệu USD khi tìm mua vũ khí

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Cuộc tranh luận tại Tòa án tối cao Mỹ hôm 15-5 không chỉ xoay quanh sắc lệnh của ông Trump về quyền công dân.

Sắc lệnh cấm 'quyền sinh ra ở Mỹ là công dân Mỹ' gây chia rẽ tòa án tối cao

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Tân Giáo hoàng Leo XIV là vị Giáo hoàng đầu tiên mang tông hiệu này sau hơn 100 năm, khơi lại một truyền thống gắn liền với đối thoại, hòa bình và công bằng xã hội.

Tân Giáo hoàng Leo XIV: Tông hiệu của đàm phán hòa bình và xã hội hiện đại

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng

Các quý tộc và chính trị gia châu Âu quy tụ lại Palazzo Brancaccio - cung điện lộng lẫy ở trung tâm thủ đô Rome (Ý), tiệc tùng với những người hành hương từ Mỹ và giới tinh hoa Công giáo. Những cuộc giao lưu diễn ra ngay trước ngày bầu Giáo hoàng.

Những cuộc 'giao lưu' của giới quý tộc và chính trị gia tại Rome trước ngày bầu Giáo hoàng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar