14/08/2016 13:21 GMT+7

Kết hợp điều trị đông - tây y cho bệnh nhân liệt

L.ANH
L.ANH

TTO - Các bác sĩ Bệnh viện Châm cứu T.Ư đang điều trị cho bệnh nhân liệt sau chấn thương, sau tai biến mạch máu não, đau cột sống bằng đông - tây y kết hợp.

Các bác sĩ Bệnh viện Châm cứu T.Ư đang điều trị cho bệnh nhân liệt sau chấn thương, sau tai biến mạch máu não, đau cột sống bằng đông - tây y kết hợp.

Theo đó, sau điều trị ổn định bằng tây y tại bệnh viện chuyên khoa, các bác sĩ Bệnh viện Châm cứu T.Ư sẽ tiếp nhận bệnh nhân và điều trị bằng các biện pháp như xoa bóp, bấm huyệt làm tăng lưu thông khí huyết, châm cứu (điện châm, thủy châm), giúp giảm thời gian điều trị và tăng khả năng phục hồi.

Hai tuần trước, anh N.T.N. ở Nam Định đến Bệnh viện Châm cứu T.Ư trong tình trạng tiểu tiện không tự chủ, liệt hoàn toàn hai chân. Mới 33 tuổi và đang là trụ cột gia đình, việc anh N. bị liệt sau tai nạn giao thông khiến mọi người trong gia đình lo sợ.

Tuy nhiên sau hai tuần điều trị kết hợp bằng cả tây y và đông y như xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với châm cứu/điện châm, thủy châm, đắp ngải cứu, xông hơi, tắm thuốc... anh N. đã kiểm soát được bài tiết, khi bác sĩ yêu cầu nhấc chân anh đã nhấc được cẳng chân trái lên khỏi mặt giường.

Mặc dù anh N. chưa thể đi lại được nhưng bác sĩ Nguyễn Duy Luật, trưởng khoa cột sống ít xâm lấn kết hợp đông - tây y, tỏ ra lạc quan về trường hợp bệnh của anh. Theo bác sĩ Luật, nếu tích cực rèn luyện và điều trị, anh N. có thể phục hồi được vận động.

Cạnh phòng bệnh của anh N., chúng tôi gặp bệnh nhân L.T.H. 28 tuổi bị di chứng không đặt nằm được hai bàn chân xuống đất khi bước đi, mỗi bước chân phải lết như chân vịt và cần có người dìu đỡ mới bước được.

Sau ba tuần được điều trị, cha anh H. vui vẻ cho biết anh đã đặt được bàn chân xuống đất theo kiểu bình thường, anh tự đi được những đoạn ngắn mà không cần người dìu.

Theo ông Nguyễn Bá Quang - giám đốc Bệnh viện Châm cứu T.Ư, trung bình mỗi tháng bệnh viện nhận điều trị cho khoảng 100 ca liệt các dạng như liệt nửa người, liệt hai chi dưới, liệt sau chấn thương, tai nạn và bệnh nhân thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, co cơ... đến điều trị.

Trong đó, người bị liệt sau chấn thương và đau lưng - cổ, co cơ do ngồi nhiều là gặp nhiều nhất. Ông Quang cho biết phương pháp điều trị kết hợp giúp phục hồi tốt hơn khoảng 40% so với phương pháp điều trị riêng lẻ thông thường, thời gian điều trị rút ngắn 2-3 tuần/bệnh nhân.

Tuy nhiên chi phí điều trị cũng cao hơn khoảng 30% so với trường hợp bệnh nhân chỉ điều trị bằng các biện pháp riêng lẻ.

L.ANH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Trong quá trình làm móng, những chiếc đèn tia cực tím giúp làm cứng lớp sơn móng chỉ trong khoảng bốn phút. Ít ai đặt câu hỏi những luồng sáng đó ảnh hưởng ra sao đến làn da quanh móng.

Đèn làm móng 'hủy hoại' da thế nào?

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Trong lúc thủ đô Kiev, Ukraine chìm trong bom đạn không kích của Nga, bác sĩ Borys Todurov vẫn lao qua thành phố trên xe cấp cứu để thực hiện một nhiệm vụ sinh tử: chuyển một quả tim hiến để ghép cho bé gái nguy kịch.

Bác sĩ Ukraine vượt 'mưa bom' đưa trái tim hiến cứu sống bé gái

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Việc uống cà phê ngay lập tức sau khi ngủ dậy có thể cản trở hoạt động của adenosine.

Uống cà phê buổi sáng khi vừa ngủ dậy không tốt cho sức khỏe

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Các địa phương từ TP.HCM, Cần Thơ đến Hà Nội, Hải Dương, Hà Tĩnh, Nghệ An... đang báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ cứu người.

Báo động cạn kiệt nguồn máu dự trữ: Hãy chung tay hiến máu cứu người

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

Sau một thời gian xây dựng và thẩm định kỹ lưỡng, bốn chương trình thạc sĩ quốc tế đầu tiên của Trường đại học Y Dược thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội được chính thức phê duyệt và triển khai.

Bác sĩ Ấn Độ sẽ tới Việt Nam học thạc sĩ y khoa

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư

Mạng xã hội thời gian qua dấy lên tin đồn rằng dùng quá nhiều axit folic có thể gây độc, hoặc dẫn đến ung thư. Nhưng sự thật là gì?

AFP làm rõ tin đồn dùng quá nhiều axit folic có thể gây ung thư
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar