29/10/2024 11:45 GMT+7

Kế hoạch thu hồi hàng trăm ngàn héc ta đất rừng Tây Nguyên bị lấn chiếm

Để xảy ra hàng trăm ngàn héc ta đất rừng bị lấn chiếm, xâm canh những năm qua, nay hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông lên kế hoạch thu hồi.

Mất hàng trăm ngàn hecta đất rừng, Đắk Lắk và Đắk Nông lên kế hoạch thu hồi - Ảnh 1.

Nhiều diện tích đất rừng đã giao về địa phương ở huyện Ea Súp, Đắk Lắk quản lý bị phá để lấy đất sản xuất nông nghiệp - Ảnh: TRUNG TÂN

Ngày 29-10, một lãnh đạo UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết tỉnh đã có kế hoạch thu hồi đất rừng bị lấn chiếm thời gian qua.

Đắk Lắk: Gần 128.000ha đất rừng bị lấn chiếm, xâm canh

HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa có kết quả giám sát công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, xác định trong 3 năm (2021 - 2023) có hơn 14.000ha rừng tự nhiên bị suy giảm, gần 128.000ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp bị lấn chiếm. 

Bên cạnh đó, tình trạng người dân làm nhà ở, mua bán, sang nhượng đất rừng trái phép diễn ra phức tạp, nguy cơ tạo ra "điểm nóng".

Kế hoạch thu hồi hàng trăm ngàn héc ta đất rừng Tây Nguyên bị lấn chiếm - Ảnh 2.

Hàng ngàn héc ta đất rừng thuộc quản lý của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Krông Bông, Đắk Lắk bị tàn phá để lấy đất sản xuất - Ảnh: TRUNG TÂN

Từ kết quả giám sát, HĐND tỉnh Đắk Lắk kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy chỉ đạo Ban cán sự Đảng UBND tỉnh xử lý dứt điểm các vụ vi phạm lấn chiếm đất rừng, không để tồn đọng kéo dài.

Bên cạnh đó, các cơ quan tư pháp đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án vi phạm pháp luật về rừng nhằm răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung.

UBND tỉnh phải xây dựng phương án xử lý đối với gần 128.000ha đất có nguồn gốc lâm nghiệp bị lấn chiếm, xâm canh và xử lý trách nhiệm các cá nhân, tập thể liên quan.

Liên quan đến vấn đề này, UBND tỉnh Đắk Lắk đã lên kế hoạch về thời gian, đơn vị thực hiện thu hồi đất lấn chiếm. 

Theo đó, tỉnh đặt mục tiêu đến hết năm 2026 phải thu hồi toàn bộ 128.000ha đất lâm nghiệp bị lấn chiếm trên địa bàn.

Kế hoạch thu hồi hàng trăm ngàn héc ta đất rừng Tây Nguyên bị lấn chiếm - Ảnh 3.

Hàng chục héc ta đất rừng, lâm nghiệp tại buôn Kom Leo (xã Hòa Thắng, TP Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk) bị lấn chiếm tự ý mở đường, làm sân golf nhưng địa phương chưa có giải pháp thu hồi - Ảnh: TRUNG TÂN

Để thực hiện kế hoạch, ngoài các tổ công tác đặc biệt của tỉnh, UBND tỉnh Đắk Lắk giao các huyện thành lập ban chỉ đạo để xử lý, thu hồi đất lâm nghiệp bị lấn chiếm tại địa bàn theo quy định của pháp luật.

Đắk Nông: Sản xuất nông lâm kết hợp trên đất rừng lấn chiếm

Còn Đắk Nông thời gian qua đã tiến hành nhiều đợt thu hồi đất rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm, xâm canh. Tuy nhiên, con số thu hồi được rất nhỏ so với thực trạng diện tích rừng, đất lâm nghiệp do nhà nước quản lý nhưng bị lấn chiếm, xâm canh.

Ông Phạm Tuấn Anh - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông - cho biết trên địa bàn tỉnh có khoảng 70.000ha đất rừng, đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để canh tác, sản xuất nông nghiệp.

Diện tích rừng bị mất, lấn chiếm nhiều nhất nằm ở các huyện Đắk Glong, Tuy Đức, Krông Nô… do ở những địa bàn này có hàng ngàn hộ dân di cư tự do từ phía Bắc vào cần đất để sản xuất. 

Việc xử lý đối với những diện tích đất rừng, lâm nghiệp bị lấn chiếm cũng phải hết sức thận trọng, vì gây ảnh hưởng đến sinh kế người dân, dễ tạo ra "điểm nóng".

Theo ông Anh, để giải quyết tình trạng người dân lấn chiếm đất rừng trái phép, UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các địa phương thực hiện các biện pháp thu hồi đất bị lấn.

Đối với những trường hợp người đang trực tiếp sử dụng đất trái phép phù hợp quy hoạch và cam kết, đồng thuận thì lập hồ sơ, cho thuê đất để tiếp tục ổn định sản xuất theo quy hoạch.

Đối với những diện tích đất thuộc quy hoạch ba loại rừng thì yêu cầu người dân lấn chiếm phải cam kết sử dụng đất để trồng rừng hoặc sản xuất nông lâm kết hợp.

Giải pháp này, theo ông Phạm Tuấn Anh sẽ không làm ảnh hưởng đến sinh kế của người dân và không làm vỡ quy hoạch ba loại rừng, nhằm đảm bảo duy trì ổn định tỉ lệ che phủ rừng.

Kế hoạch thu hồi hàng trăm ngàn hecta đất rừngTây Nguyên bị lấn chiếm - Ảnh 6.

Cưỡng chế thu hồi đất rừng bị lấn chiếm ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong, Đắk Nông) - Ảnh: TRUNG TÂN

Trong trường hợp người lấn chiếm đất trái phép không chấp hành thì cương quyết cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi, đưa vào phương án sử dụng đất theo quy hoạch. UBND tỉnh đã thành lập ban chỉ đạo để thu hồi đất bị lấn chiếm giao về địa phương quản lý.

Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đắk Nông nói thêm, đến nay tỉnh đã phê duyệt Đề án phát triển rừng bền vững bằng phương thức nông lâm kết hợp, và trồng cây phân tán giai đoạn 2021 - 2025 cho 13 đơn vị chủ rừng, tổng diện tích 5.925ha.

"Các địa phương đang rà soát, tổng hợp đối tượng, diện tích, hiện trạng đất lâm nghiệp bị lấn chiếm để xử lý dứt điểm theo phương án đề ra, đảm bảo đúng quy định pháp luật", ông Phạm Tuấn Anh nói.

Lâm tặc 'gặm nhấm' đất rừng Tây Nguyên, có chủ rừng... bán luôn rừng

Bất chấp mọi nỗ lực bảo vệ, những năm qua hàng trăm ngàn héc ta đất rừng ở Tây Nguyên tiếp tục bị triệt hạ. Lâm tặc thời nay không chỉ có dân đen mà còn có cả cán bộ, doanh nghiệp và mục đích phá rừng cũng không phải lấy gỗ, mà là để chiếm đất.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Một vụ tai nạn lao động thương tâm trên biển đã cướp đi sinh mạng của 3 ngư dân tỉnh Bến Tre, đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn lao động trong ngành nghề đầy rủi ro này.

3 ngư dân tử vong do ngạt khí ngay trong hầm tàu cá

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Theo hướng dẫn, Ban Chỉ đạo Trung ương sẽ trực tiếp theo dõi, chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc gây lãng phí nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm.

Ban Chỉ đạo Trung ương trực tiếp chỉ đạo xử lý vụ án, vụ việc lãng phí nghiêm trọng, phức tạp

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Được tỉnh Ninh Thuận cho đầu tư dự án khu du lịch nghỉ dưỡng Hồ Ba Bể rộng hơn 47ha nhưng Công ty Sơn Hải bỏ hoang không thực hiện.

Đề nghị chấm dứt dự án 'cấp phép một đường, xây dựng một nẻo' tại Ninh Thuận

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Hai nghi phạm đã đầu thú hé lộ đường dây bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản trên biển quy mô lớn. Ít nhất 31 bị can đã bị khởi tố, trong đó có 4 nghi phạm tự thú. Ai liên quan hãy liên hệ ngay để được hưởng chính sách khoan hồng.

Thêm 2 nghi phạm đầu thú về tội bảo kê mặt biển, cưỡng đoạt tài sản

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Bộ Tổng tham mưu đã làm việc với các cơ quan, đơn vị về đề án tổ chức lực lượng quân đội, dân quân tự vệ tham gia diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh 2-9.

Chuẩn bị, bổ sung quân số tham gia diễu binh, diễu hành dịp 80 năm Quốc khánh

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu

Một số hộ dân tại tỉnh Đắk Lắk phản ánh bị kẻ gian cắt trộm dây tiêu trên hàng chục trụ ngay trước mùa thu hoạch, nghi để bán làm giống vì hiện đang rất khan hiếm, đắt đỏ.

Tiêu giống khan hiếm, giá cao, xuất hiện tình trạng cắt trộm dây tiêu
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar