20/04/2015 11:41 GMT+7

​“Kế hoạch nhỏ” của con

NGUYỆT ANH (Hà Nội)
NGUYỆT ANH (Hà Nội)

TT - Hôm qua đi học về, con nói với vẻ mặt tâm trạng: “Bác bảo vệ của con tội lắm mẹ ạ”. Rồi con kể rằng con gái bác ấy bị bệnh nhưng không có tiền chạy chữa.

Dạy con biết quan tâm chia sẻ với người khác 

Con bác ấy cũng học lớp 6 giống con. Giờ ra chơi con đi qua cổng bảo vệ thấy bác ngồi trầm tư, có vẻ buồn nên con hỏi thăm và biết chuyện.

Tôi thật sự khá bất ngờ khi con gần gũi, biết quan tâm chia sẻ với người khác, nhất là khi con nói: “Con kêu gọi các bạn trong lớp quyên góp để đến hỏi thăm con bác ấy, chủ nhật tuần này chúng con đến”.

Số tiền lớp con quyên góp tổng cộng được hơn 100.000 đồng nhưng con tỏ ra tự hào lắm. Con nói: “Từ nay con sẽ bớt bữa ăn sáng để giúp bạn”. Nghe “kế hoạch nhỏ” của con, tôi thấy rất vui trong lòng. 

Những kế hoạch nhỏ của con trong mắt người mẹ như tôi thật sự không hề nhỏ chút nào. Con ấp ủ từ việc nuôi heo đất để mua quà cho bố mẹ và em Bin trong dịp sinh nhật. Con bớt tiền ăn sáng để dành tiền mua sữa, mua đồ chơi, sách vở tặng những bạn khó khăn. Con sẽ không lãng phí giấy, sách vở. Con còn cùng các bạn trong lớp gom giấy rồi phân loại bán giấy vụn có tiền để gây quỹ lớp. 

Đọc những dự định, kế hoạch nhỏ của con, tôi rất vui. Đặc biệt con dành dụm từng đồng tiền lẻ, không đòi mẹ mua nhiều quần áo như trước để nuôi heo đất. Hôm qua con về đòi đập heo đất lấy tiền mua quà tặng con của cô lao công, tôi rất ủng hộ. Nhìn con vuốt từng tờ tiền thật phẳng phiu, rồi dự tính mua những gì cho bạn, tôi thấy con trưởng thành hơn nhiều từ chính những việc nhỏ này. 

Cuối học kỳ lớp con gom được mười mấy ký giấy vụn, số tiền thu được tuy không nhiều nhưng gây quỹ để ủng hộ những bạn khó khăn trong lớp vừa giữ gìn vệ sinh lớp học.

Có lần con hồ hởi khoe: “Không ngờ khi nhận những cuốn sách giáo khoa cũ của con học năm ngoái, bạn V., con cô lao công, tỏ ra rất vui. Bạn ấy còn cảm ơn con nữa”. 

Con biết được hoàn cảnh của bác bảo vệ, của cô lao công, đó là điều người mẹ như tôi nhiều khi không làm được. Hằng ngày tôi cũng chạm mặt cô lao công, cũng gặp bác bảo vệ, nhưng thú thật tôi chưa từng biết cuộc sống riêng của họ. Tại vì tôi quá vô tâm?

Ngoài cái tên của bác bảo vệ, của mấy cô lao công ra thì cuộc sống của họ tôi gần như mù tịt. Trong khi đó, con tôi còn biết con gái của cô lao công tên V. vừa bị bỏng, con của bác bảo vệ bị ốm. Nhìn con chọn món đồ chơi mình thích nhất để dành đem tặng bạn, tôi thấy vui vui. Có lẽ tôi đã học được những điều bình thường, giản dị nhưng ý nghĩa từ con…

NGUYỆT ANH (Hà Nội)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar