19/03/2024 13:04 GMT+7
Trở lại chủ đề

Kế hoạch 6 năm của ông Putin có gì?

Ngày 18-3, Ủy ban Bầu cử trung ương Nga (CEC) công bố Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin giành 87,3% trong tổng số 99,7% phiếu bầu đã được kiểm đếm, qua đó tái đắc cử tổng thống nhiệm kỳ thứ 5.

Ông Putin phát biểu sau khi đắc cử tổng thống nhiệm kỳ mới - Ảnh: SPUTNIK

Ông Putin phát biểu sau khi đắc cử tổng thống nhiệm kỳ mới - Ảnh: SPUTNIK

Chiến thắng này đồng nghĩa với việc ông Putin sẽ dẫn dắt nước Nga trong ít nhất sáu năm nữa. Ngay sau khi kết quả bầu cử sơ bộ được công bố, tổng thống Nga đã tuyên bố chiến thắng của ông cho phép xã hội Nga được củng cố và trở nên mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Cải cách thuế sâu rộng

Nền kinh tế Nga trong hầu hết nhiệm kỳ hiện tại của ông Putin được định nghĩa bởi hai mục tiêu chính: vượt qua hậu quả của đại dịch COVID-19 và những biện pháp trừng phạt của phương Tây.

Theo báo The Hill, bất chấp việc phương Tây đã thử đủ cách để kìm hãm nền kinh tế Nga bằng hơn 13.000 lệnh trừng phạt..., kinh tế Nga vẫn đang tăng trưởng.

Sau giai đoạn suy thoái -2,1% năm 2022, nền kinh tế Nga đã vực dậy. Tháng 10-2023, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) dự đoán tăng trưởng GDP thực của Nga trong năm 2023 và 2024 lần lượt là 2,2% và 1,1%. Sang tháng 1-2024, tổ chức này phải cập nhật số liệu tăng trưởng GDP năm 2023 chính thức của xứ sở bạch dương thành 3% và dự đoán năm 2024 tăng vọt lên 2,6%.

Trong bài phát biểu hôm 1-2 tại vùng Tula, "thủ phủ" nền công nghiệp quốc phòng Nga, ông Putin đã tự tin khẳng định nền kinh tế xứ sở bạch dương hiện đã lớn hơn tất cả các nước phương Tây trừ Mỹ và Nhật Bản, theo bảng xếp hạng GDP sức mua tương đương (PPP) được Ngân hàng Thế giới công bố.

Một trong những chính sách kinh tế đầu tiên ông Putin theo đuổi khi tái cử sẽ là cải cách thuế sâu rộng, vốn được ông tuyên bố trước quốc hội vào hôm 29-2. 

Ông dự kiến sẽ điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập cá nhân theo hướng tăng thu với giới thu nhập cao. Nếu thành công, cải cách này có thể mang lại nguồn thu ngân sách lên đến 4.000 tỉ ruble (44 tỉ USD).

Nhà kinh tế học làm việc tại Hãng tin Bloomberg Alexander Isakov nhận định: "Việc đánh thuế cao hơn cho những hộ gia đình thu nhập cao giúp ông Putin giải quyết ba vấn đề. Đầu tiên, chúng sẽ đem lại khoản thu ngân sách tương đương 0,5 - 1% GDP để trang trải cuộc chiến ở Ukraine.

Thứ hai, chúng giảm sự thất thoát nguồn vốn và giảm sức ép lên đồng tiền Nga. Thứ ba, chính sách thuế tiến bộ sẽ cấp tiền cho các chương trình trợ cấp trẻ em ở Nga, vốn đang được mở rộng nhằm đảo ngược sự suy giảm dân số của nước này".

Tuy nhiên ông Putin vẫn phải cực kỳ cẩn trọng trước việc nền kinh tế Nga còn phụ thuộc mạnh mẽ vào dầu khí. Các biến động thị trường hay biện pháp trừng phạt mạnh tay hơn của phương Tây hoàn toàn có thể cản bước phát triển của quốc gia này.

Trong bài phát biểu sau khi thắng cử, ông Putin tuyên bố sẽ triển khai tất cả các kế hoạch phát triển đất nước đã được ông tuyên bố trước quốc hội hồi cuối tháng 2. Ông nói bản thân sẽ không vội vàng trong việc thành lập chính phủ mới vì "theo Hiến pháp Nga, ông còn đến hai tháng rưỡi để làm điều đó".

Tạo cực mới trong trật tự quốc tế

Trong nhiệm kỳ thứ 5 của Tổng thống Putin (từ tháng 5-2024), nước Nga nhiều khả năng vẫn sẽ là lực lượng đối đầu chính với phương Tây. Chia sẻ với Hãng tin Sputnik, nhà phân tích quân sự Alexey Leonkov khẳng định nước Nga dưới thời ông Putin sẽ không sa vào cuộc chạy đua vũ trang với phương Tây. Và thay vì chạy đua vũ trang, Matxcơva sẽ chú trọng việc chạy đua công nghệ tối tân với phương Tây.

"Thắng lợi của Tổng thống Putin là yếu tố quyết định khi dưới thời ông, Nga đã xây dựng một dây chuyền công nghệ. Nó xuất phát từ công tác nghiên cứu và phát triển (R&D) và kết thúc là sự ra lò các vũ khí, thiết bị quân sự hiện đại", ông Leonkov khẳng định.

Sự trỗi lên của Nga và việc xích lại gần nhóm các nền kinh tế mới nổi BRICS cũng có thể đẩy mạnh quá trình phi USD hóa và tạo nên đối trọng mới với nhóm G7. Bà Anne Krueger, nguyên phó giám đốc quản lý thứ nhất IMF, nhận định việc phương Tây tách Nga khỏi đồng USD sẽ buộc các đối tác của Nga dùng đồng tiền khác và làm giảm vai trò đồng tiền này về lâu về dài.

Trong khi đó, ông Paul Goncharoff, chủ Tập đoàn tư vấn tài chính Goncharoff, nhận xét về nhóm BRICS: "Nga đang hợp tác với các nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới. Những nền kinh tế này hiện chiếm phần lớn động cơ tăng trưởng toàn cầu. Một phần trong đó là khối BRICS, hiện đang nổi lên là lựa chọn thay thế các nước phương Tây. Ở BRICS, Tổng thống Putin đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển khối này".

Nguồn: Quỹ Tiền tệ quốc tế - Dữ liệu: NGỌC ĐỨC - Đồ họa: T.ĐẠT

Nguồn: Quỹ Tiền tệ quốc tế - Dữ liệu: NGỌC ĐỨC - Đồ họa: T.ĐẠT

Theo đuổi các mục tiêu tại Ukraine

Phát biểu ngay sau khi thắng cử, Tổng thống Putin tuyên bố sẽ dành phần lớn nhiệm kỳ mới để theo đuổi các mục tiêu tại Ukraine. Ông khẳng định: "Trước tiên chúng ta cần hoàn thành các nhiệm vụ của chiến dịch quân sự đặc biệt, củng cố năng lực quốc phòng, tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang. Điều này đang diễn ra với tiến độ tốt và chất lượng hoàn hảo".

Đến nay lập trường của ông Putin về "mối nguy Ukraine mang lại cho an ninh Nga" vẫn chưa thay đổi. Do đó, việc ông Putin tiếp tục theo đuổi "chiến dịch quân sự đặc biệt" đến khi Matxcơva thu được thành quả mong muốn là điều dễ hiểu.

Với tỉ lệ cử tri hợp lệ đi bầu (77,44%) và tỉ lệ ủng hộ ông Putin đều đạt mức kỷ lục tại nước Nga thời hậu Xô viết và được cho là thể hiện sự tín nhiệm của người dân với ông Putin, ông hoàn toàn có thể dùng các con số này làm đòn bẩy cho các động thái mở rộng chiến sự.

Điều này, cùng với các thắng lợi quan trọng trên chiến trường gần đây, giúp Điện Kremlin thuận tay trong việc ban hành các chính sách thời chiến mới, bao gồm lệnh huy động binh sĩ lần thứ hai. Ngoài ra việc Nga triển khai chiến dịch tiến công sau khi mùa đông kết thúc cũng là một khả năng dễ xảy ra.

Lãnh đạo Việt Nam và thế giới chúc mừng

Theo Ban Đối ngoại Trung ương ngày 18-3, "nhân dịp ông Vladimir Putin được bầu lại làm tổng thống Nga, thay mặt Đảng, Nhà nước Việt Nam, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có thư chúc mừng".

Cùng ngày, Tổng bí thư - Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình cũng có lời chúc mừng Tổng thống Putin tái đắc cử, nhấn mạnh điều này là minh chứng rõ nét cho sự ủng hộ của nhân dân Nga dành cho ông Putin, theo Tân Hoa xã.

"Tôi tin rằng dưới sự lãnh đạo của ông, nước Nga chắc chắn sẽ có thể đạt được những thành tựu to lớn hơn nữa trong việc xây dựng và phát triển đất nước" - ông Tập nêu, đồng thời nhấn mạnh Trung Quốc rất coi trọng phát triển quan hệ với Nga và sẵn sàng duy trì liên lạc chặt chẽ để thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga - Trung phát triển.

Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên cho biết nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un cũng có thông điệp chúc mừng ông Putin tái đắc cử. Lời chúc sẽ được đại sứ Triều Tiên tại Matxcơva gửi tới Bộ Ngoại giao Nga.

Theo Hãng thông tấn Tass, gửi lời chúc mừng đến Tổng thống Putin, Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez Parrilla bày tỏ hy vọng mối quan hệ Cuba - Nga sẽ thêm bền chặt.

Bên cạnh đó Tổng thống Putin cũng nhận được lời chúc mừng từ Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro, Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega, Tổng thống Bolivia Luis Arce, Tổng thống Tajikistan Emomali Rakhmon, Tổng thống Honduras Xiomara Castro.

Nga khẳng định người dân ủng hộ ông Putin

Điện Kremlin khẳng định kết quả bầu cử cho thấy người dân Nga ủng hộ ông Putin và Matxcơva không quan tâm đến những chỉ trích của Mỹ.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Điện Kremlin chỉ trích nội dung của “tối hậu thư” ngừng bắn do châu Âu đưa ra, cho rằng cách dùng từ là không thể chấp nhận.

Điện Kremlin chỉ trích kiểu ép buộc trong 'tối hậu thư' của châu Âu

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Thỏa thuận thuế Mỹ - Trung đạt được tại Geneva được Trung Quốc đánh giá là bước đi tích cực, mở ra triển vọng nối lại đối thoại và giảm căng thẳng thương mại.

Thỏa thuận thuế quan với Mỹ trong góc nhìn của Trung Quốc

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar