08/11/2013 06:57 GMT+7

Kế hoạch 383 được trông chờ ở Trung Quốc

DANH ĐỨC - ĐÔNG PHƯƠNG
DANH ĐỨC - ĐÔNG PHƯƠNG

TT - Người Trung Quốc đang chờ đợi một cuộc đột phá về cải cách kinh tế, xã hội sau Hội nghị trung ương 3.

Phóng to
Trên quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh ngày 7-11 - Ảnh: Reuters

Hội nghị trung ương 3 (diễn ra từ ngày 9 đến 12-11) là tên viết tắt của Hội nghị toàn thể lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 18. Hội nghị lần này được ví như Hội nghị trung ương 3 cách đây 35 năm khi ông Đặng Tiểu Bình thúc đẩy một loạt cải cách giúp Trung Quốc mở cửa và phát triển suốt mấy thập kỷ qua.

Cải cách “chưa có tiền lệ”

Trước thềm hội nghị, ông Du Chính Thanh - nhân vật số 4 trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc - gọi đây là một cuộc cải cách “chưa từng có tiền lệ”. Trong khi đó, theo lời Thủ tướng Lý Khắc Cường, hội nghị lần này sẽ đưa ra “một loạt cải cách sâu sắc toàn diện”.

Minh chứng cho các phát biểu đầy hứa hẹn trong thời gian qua là bản dự thảo nghị quyết công bố bao gồm một nhóm ba cải cách đồng loạt, tám biện pháp thực hiện và ba mũi đột phá.

Cơ bản Chính phủ Trung Quốc sẽ: 1/ Cải cách sâu sắc hơn nữa các yếu tố sản xuất (đất đai, lao động, vốn tư bản), đồng thời để cho thị trường bỏ vốn đầu tư một cách tự chủ và trên một bình diện rộng rãi hơn. 2/ Làm rõ nhiệm vụ của các cơ quan chính phủ và sắp xếp lại một cách hợp lý khâu phê duyệt hành chính, đồng thời tăng tính minh bạch, nhất là cải cách tài khóa và thuế vụ sâu sắc hơn nữa hầu có thể phục vụ nhân dân, bảo vệ công bằng xã hội. 3/ Mở thị trường vốn đã và đang là độc quyền của nhà nước như đường sắt, dầu, khí, điện lực... cho các thành phần kinh tế khác tham gia; đồng thời đảm bảo sao cho các doanh nghiệp được tiếp cận công bằng các yếu tố sản xuất cũng như các biện pháp khuyến khích đổi mới.

Báo chí Trung Quốc gọi đây là một dự thảo nghị quyết “chưa có tiền lệ” vừa trong nội dung, vừa trong cách thể hiện. Ví dụ khi đề ra rằng “cải cách ruộng đất để cho các chủ đất cả ở nông thôn lẫn thành thị đều bình đẳng như nhau trong quyền sở hữu”, các tác giả rõ ràng muốn đột phá vào một trong những vấn nạn lớn nhất mà xã hội Trung Quốc đang phải hứng chịu từ khi cải cách: công nhận người nông dân cũng có quyền sở hữu miếng ruộng của họ ngang với người dân thành thị, tức là nông dân sẽ không phải lo bị thu hồi đất cho các “dự án” nữa vì từ nay với luật đất đai mới (sẽ ban hành), họ cũng bình đẳng quyền sở hữu đất đai với các “chủ dự án”!

Một biện pháp khác như biện pháp thứ sáu là “tách vai trò quản lý và chức năng quản lý tài sản nhà nước” cũng đồng nghĩa với việc kết thúc việc các bộ, ngành tự tung tự tác với quyền lực của mình ngay trên khối tài sản không nhỏ đang “kinh doanh” trong các “doanh nghiệp nhà nước” thuộc bộ, ngành đó...! Việc báo chí Trung Quốc đặt tên cho dự thảo nghị quyết này là “kế hoạch 383”, không chỉ nổi bật vì ba mục tiêu lớn lao trên, vốn là những gì thuộc “mộng mơ” của ý chí, mà là vì tám biện pháp công cụ, tức là những gì hết sức “hai chân dưới đất”!

Ai dự thảo?

Báo chí Trung Quốc đưa tin tác giả dự thảo nghị quyết “lịch sử” lần này là một tập thể chất xám (think- tank) có danh xưng chính thức là Trung tâm nghiên cứu phát triển (DRC) thuộc Quốc vụ viện. Tác phẩm nghiên cứu mới nhất của DRC là về “Trung Quốc năm 2030: Xây dựng một xã hội hiện đại, hài hòa và sáng tạo”, dày 442 trang, cộng tác với Ngân hàng Thế giới (WB), công bố tháng 3 năm nay.

Tất nhiên đây không phải phần cộng tác nghiên cứu duy nhất của DRC với WB, nhưng tác phẩm trên cũng cho thấy rằng cơ quan hiện đang tư vấn cho Đảng Cộng sản và Nhà nước Trung Quốc vạch kế hoạch, soạn nghị quyết, ít nhất cũng “nhìn và thấy” với cùng một phương pháp luận và các công cụ nghiên cứu hiện đang phổ quát toàn cầu như các định chế quốc tế khác, chứ không theo lối mòn khuôn sáo.

Việc DRC được lựa chọn soạn kế hoạch, dự thảo nghị quyết là một quyết định không phải vô cớ. DRC là một viện nghiên cứu chính sách có danh tiếng. Ngày 24-1 năm nay, DRC được ĐH Pennsylvania (Mỹ) xếp hạng thứ 100 trên tổng số 6.603 tập thể chất xám được đề cử từ 182 quốc gia, và xếp hạng thứ 26 trong nhóm 40 tập thể chất xám thuộc nhà nước giỏi nhất thế giới. Còn trong nhóm 45 tập thể chất xám giỏi nhất của khối dẫn đầu châu Á gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc thì DRC đứng thứ 19; trong danh sách này, Trung Quốc còn có chín tập thể chất xám khác.

Theo báo chí Trung Quốc, nghị quyết của Hội nghị trung ương 3 sẽ được công bố sáu tháng sau khi hội nghị kết thúc. Nghị quyết mang tính “cương lĩnh” này sẽ định hướng phát triển của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong một thập kỷ tới.

Hội nghị sẽ có 376 đảng viên tham dự

Theo thông lệ, khi hội nghị kết thúc, Tân Hoa xã sẽ đưa thông tin chi tiết về những vấn đề được hội nghị nhất trí. Nhà báo nước ngoài và đa số nhà báo Trung Quốc không được tiếp cận hội nghị. Theo dự đoán sẽ không có nhiều thông tin “rò rỉ” trong suốt quá trình diễn ra hội nghị.

Tham gia hội nghị lần này có 376 đảng viên, bao gồm 205 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, 171 ủy viên dự khuyết và các nhân vật có liên quan. Đây là một cuộc họp kín, do vậy các đại biểu tham dự cũng sẽ không xuất hiện trước công chúng trong bốn ngày diễn ra hội nghị.

Địa điểm diễn ra hội nghị thường được giữ kín. Tuy nhiên theo truyền thông Trung Quốc, rất có thể hội nghị lần này sẽ diễn ra tại khách sạn Kinh Tây (Bắc Kinh). Tân Hoa xã miêu tả đây là một nơi “thần bí” thuộc Bộ tổng tham mưu giải phóng quân. Khách sạn được quân đội canh phòng cẩn mật trong suốt thời gian diễn ra hội nghị.

Theo thông lệ, có bảy hội nghị trung ương trong mỗi nhiệm kỳ năm năm. Hội nghị 1 được tổ chức vào ngày thứ 2 sau khi kết thúc đại hội đảng để ra mắt ban lãnh đạo khóa mới. Hội nghị 2 được tổ chức vào đầu năm sau để bầu lãnh đạo nhà nước và chính phủ. Hội nghị 3 bàn về các biện pháp cải cách kinh tế, chính trị, xã hội. Các hội nghị 4, 5, 6 được tổ chức vào mùa thu hằng năm. Hội nghị 7 thường được tổ chức trước đại hội đảng khóa mới một tuần.

DANH ĐỨC - ĐÔNG PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Thái Lan trình đề xuất sắp xếp nội các, trong đó bà Paetongtarn sẽ kiêm nhiệm bộ trưởng Văn hóa để đề phòng trường hợp bà bị đình chỉ chức vụ thủ tướng.

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Thông tin người nhập cư trái phép tại Mỹ nộp thuế năm 2024 nhiều hơn các tập đoàn tỉ USD gộp lạ đang lan truyền trên mạng xã hội.

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?

Mạng xã hội lan truyền thông tin vắc xin COVID-19 có liên quan đến tỉ lệ ung thư đại trực tràng tăng ở Úc. Chuyện này thực hư ra sao?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?

Nước thành viên NATO nào đang chi nhiều nhất và ít nhất cho quốc phòng?

NATO thống nhất nâng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP mỗi nước vào năm 2035, thay cho mức 2% trước đây.

Nước thành viên NATO nào đang chi nhiều nhất và ít nhất cho quốc phòng?

Giữa lúc căng thẳng, Yemen phóng tên lửa vào Israel

Ngày 28-6, quân đội Israel thông báo đã phát hiện và đánh chặn tên lửa phóng từ Yemen nhắm vào lãnh thổ nước này.

Giữa lúc căng thẳng, Yemen phóng tên lửa vào Israel

Tư lệnh Không quân Thái Lan: Sẵn sàng điều tiêm kích trong 5 phút nếu có xung đột ở biên giới

Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) khẳng định có thể điều chiến đấu cơ ứng phó trong 5 phút trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Campuchia.

Tư lệnh Không quân Thái Lan: Sẵn sàng điều tiêm kích trong 5 phút nếu có xung đột ở biên giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar