11/02/2007 04:05 GMT+7

K-Pop vật lộn để tăng tiêu thụ

ĐỨC TÂM (Theo Korea Times)
ĐỨC TÂM (Theo Korea Times)

TT - Thậm chí boy band nổi tiếng Hàn Quốc TVXQ có dẫn đầu bảng tiêu thụ âm nhạc năm 2006, tiêu thụ hơn 340.000 bản cho album thứ ba O-Chong.Ban.Hap thì con số này vẫn thể hiện sự sụt giảm lớn trong tiêu thụ âm nhạc theo hình thức truyền thống, khiến rất nhiều người trong ngành công nghiệp này phải nghĩ lại cách quảng bá sản phẩm của mình.

Phóng to
TT - Thậm chí boy band nổi tiếng Hàn Quốc TVXQ có dẫn đầu bảng tiêu thụ âm nhạc năm 2006, tiêu thụ hơn 340.000 bản cho album thứ ba O-Chong.Ban.Hap thì con số này vẫn thể hiện sự sụt giảm lớn trong tiêu thụ âm nhạc theo hình thức truyền thống, khiến rất nhiều người trong ngành công nghiệp này phải nghĩ lại cách quảng bá sản phẩm của mình.

Theo Hiệp hội Công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc, vài năm qua quả thật là thời khắc khó khăn với doanh thu âm nhạc dựa vào định dạng đĩa compact từng rất phổ biến, trong khi đó tiêu thụ âm nhạc trực tuyến lại gia tăng đáng kể.

Những hiện tượng của dòng nhạc pop SG Wannabe đã chứng kiến thực tế này xảy ra với album mới nhất của họ mang tên Third masterpiece. Thu âm bán ra xấp xỉ 310.000 bản trong năm nay, giảm hơn nhiều so với con số 410.000 bản phát hành năm 2005.

Một số nghệ sĩ khác cũng không thể tránh khỏi “góc tối” trong bức tranh tiêu thụ CD nói chung. State of the art của Shinhwa chỉ bán được 215.000 bản trong khi Lee Soo Young với đĩa nhạc Grace và Fly to the Sky với Transition bán ra khoảng 210.000 và 128.000 bản... - những con số còn quá xa vời so với sự mong đợi của giới kinh doanh âm nhạc.

Sự gia tăng đột biến với tiêu thụ nhạc số đã buộc ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc phải tìm tòi, sáng tạo và cố gắng thu hút người hâm mộ mua CD thay vì tải những ca khúc “hit” nhất trên các trang âm nhạc trực tuyến như Melon hay Bugs.

Than phiền chung trong giới hâm mộ âm nhạc là giá cả của CD, dao động từ 11.000-15.000 won. Với họ, cái giá này là quá cao, đặc biệt khi so sánh với giá cả tải ca khúc.

Một số hãng thu âm đã bắt đầu lắng nghe nguyện vọng của khách hàng và đưa thêm “quà tặng’’ cho đĩa nhạc như video ca nhạc, ca khúc bonus hoặc thậm chí là trao tặng cả di động miễn phí...

Tiêu thụ âm nhạc qua định dạng truyền thống bắt đầu giảm vào năm 2002, cùng thời điểm khi nhạc số phát triển. Những dịch vụ âm nhạc trực tuyến như Melon, Soribada, Bugs và Dosirak đã rất thành công trong việc thu hút khách hàng - những người muốn thưởng thức âm nhạc dễ dàng và nhanh chóng.

Dựa vào số liệu của Cơ quan Nội dung và văn hóa Hàn Quốc, doanh thu âm nhạc trực tuyến đạt đỉnh 262 tỉ won năm 2005, trong khi tiêu thụ âm nhạc truyền thống chỉ đứng ở mức 108 tỉ won.

Xu thế này dự báo sẽ tiếp tục diễn ra trong năm nay, trừ phi ngành công nghiệp âm nhạc Hàn Quốc đưa ra những ý tưởng mới, đột phá đối với cách thức kinh doanh âm nhạc truyền thống.

ĐỨC TÂM (Theo Korea Times)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Công nghệ deepfake voice cho phép giả giọng giống hệt người thật, khiến nhiều người sập bẫy vì tin vào giọng nói quen thuộc.

Lừa đảo bằng deepfake voice ngày càng tinh vi, phải làm sao?

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Nút home vật lý, jack tai nghe 3.5mm... từng là 'đặc sản' của smartphone nhưng nay đã biến mất cùng sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện đại.

Những 'đặc sản' một thời của smartphone

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Chuyên gia bảo mật cảnh báo người tham gia trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps có thể để lộ thông tin cá nhân mà không hay biết.

Cách kẻ xấu thu thập thông tin qua trào lưu tìm lại ký ức với Google Maps

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

AI đang giúp cảnh báo sớm thiên tai như động đất, lũ, sóng thần nhờ phân tích dữ liệu cảm biến, vệ tinh và mô phỏng lan truyền.

Trí tuệ nhân tạo cảnh báo sớm thiên tai

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar