29/08/2024 13:14 GMT+7
Trở lại chủ đề

Israel mở cuộc tấn công Bờ Tây lớn nhất nhiều thập kỷ

Quân đội Israel mở chiến dịch quân sự lớn nhất trong nhiều thập kỷ vào Bờ Tây, giữa lúc phe cực hữu ở nước này gia tăng sức ép sáp nhập vùng đất trên.

Vì sao Israel mở cuộc tấn công Bờ Tây lớn nhất nhiều thập kỷ? - Ảnh 1.

Ngày 28-8, nhiều đơn vị quân đội Israel đồng loạt tiến vào Bờ Tây, tập kích nhiều khu tị nạn với mục đích "chống khủng bố" - Ảnh: AFP

Theo Đài Al Jazeera, rạng sáng 28-8 (giờ địa phương), quân đội Israel bất ngờ mở cuộc tấn công lớn vào các khu tị nạn Jenin, Tulkarem và Far'a tại Bờ Tây, nhằm tiêu diệt "khủng bố vũ trang đang đe dọa các lực lượng an ninh".

Lửa xung đột lan sang Bờ Tây

Đến ngày 29-8, các cuộc tấn công vẫn tiếp diễn. Con số thương vong tại Bờ Tây đã lên đến 12 người Palestine chết và 22 người bị thương. Quy mô cuộc tấn công và thiệt hại về người biến đây thành hoạt động quân sự lớn bậc nhất của Tel Aviv vào Bờ Tây trong hai thập kỷ qua.

Cuộc tấn công được tiến hành trong bối cảnh Israel vẫn theo đuổi các hoạt động quân sự chống lại phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza. Trong khi đó tại Bờ Tây, ngày càng nhiều phong trào của người Palestine được thành lập và đã có một số bên chạm trán với lực lượng Israel.

Một bộ phận giới phân tích cho rằng các cuộc tấn công ở Bờ Tây được đứng sau bởi nhóm chính trị gia cánh hữu trong Chính phủ Israel, vốn đang nắm quyền lực ngày một nhiều ở Israel.

Nhóm này được dẫn đầu bởi Bộ trưởng An ninh quốc gia Itamar Ben-Gvir và Bộ trưởng Tài chính Bezalel Smotrich.

Cả hai đều nắm giữ vai trò quan trọng trong chính phủ liên hiệp của Thủ tướng Benjamin Netanyahu, và ông Netanyahu chắc chắn không muốn làm phật lòng hai đồng minh lớn này.

Trong nhiều tháng qua, nhóm cực hữu đã liên tục thúc giục Israel mở rộng vùng kiểm soát tại Bờ Tây đến nỗi một số nhà phân tích cho rằng Tel Aviv đang muốn sáp nhập vùng đất này vào lãnh thổ nước mình. Điều này trực tiếp dẫn đến số vụ chạm trán giữa người Israel và người Palestine ở Bờ Tây tăng đáng kể trong thời gian qua.

Đứng trước những sức ép chính trị trong nước lên vị thế của mình, ông Netanyahu dần nhượng bộ các yêu sách của phía cực hữu và cho phép các cuộc tấn công diễn ra tại Gaza và Bờ Tây, trong đó có chiến dịch ngày 28-8.

Nhiều phản đối kịch liệt  

Vì sao Israel mở cuộc tấn công Bờ Tây lớn nhất nhiều thập kỷ? - Ảnh 2.

Binh sĩ Israel bắt giữ người Palestine ở Bờ Tây ngày 28-8 - Ảnh: AFP

Phản hồi những quyết định trên, chính quyền Palestine (PA) lên tiếng chỉ trích kịch liệt và cảnh báo nó có thể dẫn đến các quyết định "nguy hiểm". Lãnh đạo PA Mahmoud Abbas cũng đã phải cắt ngắn chuyến công tác đến Saudi Arabia để quay lại Bờ Tây.

Ngày 29-8, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres ra thông báo kêu gọi Israel chấm dứt lập tức hoạt động quân sự tại Bờ Tây, chỉ trích việc gây thương vong cho dân thường, trong đó có trẻ em và yêu cầu Tel Aviv đảm bảo an toàn cho người dân ở đây.

Ông Guterres khẳng định: "Tất cả những người bị thương cần được tiếp cận chăm sóc y tế. Các nhân viên hỗ trợ nhân đạo phải được tạo điều kiện đến với những người cần giúp đỡ. Những diễn biến nguy hiểm này đang thổi bùng tình hình vốn đã rất nóng ở Bờ Tây và làm suy giảm chính quyền Palestine".

Ngoài ra, ông Guterres cũng bày tỏ quan ngại trước "những hành động, tuyên bố nguy hiểm và khiêu khích" của ông Ben-Gvir.

Ngày 29-8 (giờ Việt Nam), chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố áp lệnh trừng phạt lên tổ chức Hashomer Yosh và ba thành viên tổ chức này.

Đây là tổ chức được tài trợ một phần bởi Chính phủ Israel và có liên quan đến ông Ben-Gvir và ông Smotrich. Tổ chức này cung cấp dịch vụ bảo vệ cho những người di cư của Israel tại Bờ Tây và được cho là đã tham gia một số cuộc chạm trán với người Palestine.

Washington cũng nêu lo ngại rằng tình hình hiện tại cùng những hành vi bạo lực của người di cư Israel tại Bờ Tây đối với người Palestine đang ảnh hưởng tiêu cực đến hòa bình và an ninh khu vực.

Phản hồi với quyết định trên của Washington, Văn phòng Thủ tướng Israel ra thông báo rằng Tel Aviv xem "việc áp lệnh trừng phạt lên công dân Israel rất nghiêm trọng và sẽ là vấn đề cần thảo luận" với Mỹ.

Xe Liên Hiệp Quốc trúng 10 phát đạn của quân đội Israel

Đây là lần đầu tiên xe của Chương trình Lương thực thế giới thuộc Liên Hiệp Quốc bị bắn trực tiếp, gần trạm kiểm soát trong lúc xung đột Israel - Hamas tiếp diễn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Ngày 12-7, Tổng thống Trump công bố sẽ áp mức thuế 30% với hàng nhập khẩu từ Mexico và Liên minh châu Âu (EU) kể từ ngày 1-8, sau nhiều tuần đàm phán mà không đạt được thỏa thuận thương mại toàn diện.

Ông Trump tuyên bố áp thuế 30% với EU và Mexico từ 1-8

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Ngày 12-7, quân đội Đài Loan bắt đầu triển khai một trong những vũ khí tấn công mới và chính xác nhất của hòn đảo này: hệ thống pháo phản lực cơ động cao HIMARS do Tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) sản xuất.

Đài Loan tập trận 10 ngày, đưa hệ thống HIMARS của Mỹ ra công viên

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Một người đàn ông Iran, cũng là thường trú nhân tại Mỹ đã bị bắt tại Los Angeles với cáo buộc xuất khẩu "thiết bị điện tử tinh vi" từ Mỹ sang Iran, vi phạm các lệnh trừng phạt của Washington.

Mỹ phát hiện, bắt một CEO chuyển 'thiết bị tinh vi' sang Iran

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Quan hệ Việt - Mỹ trong 30 năm qua cũng có lúc thăng lúc trầm, nhất là khi nói tới một vài lĩnh vực cụ thể và tại một vài thời điểm cụ thể.

Cần đặt quan hệ Việt - Mỹ trong bức tranh chung

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Ukraine tố Nga phóng 597 drone và 26 tên lửa tấn công miền tây Ukraine trong đêm. Nga dường như đang đổi chiến thuật khi tăng cường không kích vào khu vực xa tiền tuyến vốn từng được coi là khá an toàn.

Nga đổi chiến thuật, tấn công ồ ạt vào các thành phố xa tiền tuyến của Ukraine

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới

Bảo tàng diệt chủng Tuol Sleng (S21), Cánh đồng chết Choeung Ek và Nhà tù M13 cũ của Campuchia chính thức được công nhận là di sản văn hóa thế giới tại kỳ họp thứ 47 của UNESCO.

Di tích liên quan chế độ diệt chủng Pol Pot ở Campuchia thành di sản văn hóa thế giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar