12/09/2021 20:30 GMT+7

Iran cho IAEA tiếp cận thiết bị giám sát các cơ sở hạt nhân

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Iran cho phép Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) sử dụng các thiết bị giám sát ở những cơ sở hạt nhân của nước này, động thái đem lại hy vọng cho các cuộc đàm phán khôi phục lại thỏa thuận hạt nhân 2015.

Iran cho IAEA tiếp cận thiết bị giám sát các cơ sở hạt nhân - Ảnh 1.

Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami (trái) và tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi tại cuộc họp báo ngày 12-9 ở Tehran, Iran - Ảnh: REUTERS

Theo thỏa thuận đạt được ngày 12-9 sau cuộc họp với tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi, giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử Iran (AEOI) Mohammad Eslami xác nhận việc cho phép các thanh sát viên của IAEA sử dụng các thiết bị giám sát lắp tại các cơ sở hạt nhân Iran, thay bộ nhớ dữ liệu. Các dữ liệu này sẽ được niêm phong và lưu trữ tại Iran dưới sự giám sát chung của IAEA và AEOI.

"Chúng tôi đã đồng ý về việc thay thẻ nhớ của IAEA cho các camera giám sát" - Hãng tin Reuters dẫn lời ông Eslami nói.

Trước chuyến thăm của ông Grossi, IAEA thông báo với các nước thành viên rằng không có tiến triển trong 2 vấn đề trọng tâm: yêu cầu Iran giải thích về dấu vết uranium tại một số cơ sở hạt nhân cũ, yêu cầu Iran cho phép tiếp cận khẩn cấp một số thiết bị giám sát để IAEA có thể tiếp tục giám sát chương trình hạt nhân của Iran theo quy định của thỏa thuận hạt nhân năm 2015. Vấn đề thanh sát là trọng tâm của căng thẳng quanh cuộc đàm phán thời gian qua.

Theo giới quan sát, thỏa thuận ngày 12-9 đem lại hy vọng cho đàm phán bị đình trệ từ tháng 6-2021. Trước đó, các nước phương Tây đang cân nhắc việc thúc đẩy một nghị quyết lên án Iran và gây sức ép lên IAEA tại cuộc họp của cơ quan này vào tuần sau. Nghị quyết chỉ trích có thể khiến Tehran từ chối quay lại đàm phán.

Tuần trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nói rằng Washington "gần sắp" từ bỏ các nỗ lực ngoại giao.

Về phần mình, Iran khẳng định minh bạch trong vấn đề hạt nhân, đồng thời kêu gọi IAEA nên có thái độ khách quan đối với chương trình hạt nhân của nước này.

Theo thỏa thuận năm 2015, Iran đã đồng ý hạn chế các hoạt động hạt nhân để đổi lấy việc gỡ bỏ các biện pháp cấm vận. Năm 2018, cựu tổng thống Mỹ Donald Trump rút khỏi thỏa thuận, tái áp đặt trừng phạt kinh tế. Iran sau đó đã phản ứng bằng việc phá các cam kết, chẳng làm giàu uranium đến mức có thể sử dụng trong vũ khí hạt nhân.

Nhiệm vụ giám sát hạt nhân tại Iran của IAEA bị 'suy giảm nghiêm trọng'

TTO - Ngày 7-9, Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) cho biết nhiệm vụ giám sát hạt nhân của cơ quan này tại Iran bị "suy yếu nghiêm trọng" sau khi Tehran đình chỉ một số hoạt động thanh tra của IAEA ở nước này.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Trong buổi tiếp kiến đầu tiên với báo giới, Giáo hoàng Leo XIV cũng nhắc nhở các phóng viên cần hành xử có trách nhiệm khi sử dụng AI.

Giáo hoàng Leo XIV kêu gọi các nhà báo 'đừng dùng ngôn từ kích động'

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Nhắc nhở chỉ còn vài giờ trước ngày 12-5 để Nga tuân thủ lệnh ngừng bắn do châu Âu đề xuất, phía Đức cho rằng Ukraine đã nhượng bộ và giờ đến lượt Matxcơva đáp lại.

Đức nhắc nhở Nga còn vài giờ để tuân thủ lệnh ngừng bắn

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Chiều 12-5, tại thủ đô Minsk, Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng thống Cộng hòa Belarus Aleksandr Lukashenko ký Tuyên bố chung về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus.

Thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Belarus

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Tổng thống Mỹ Donald Trump đề xuất mở cửa trở lại nhà tù Alcatraz khét tiếng, khiến dư luận nhớ đến vụ vượt ngục nổi tiếng hơn 60 năm trước.

Vụ vượt ngục 'không hồi kết' ở nhà tù khét tiếng Alcatraz

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Trưa 12-5 (giờ Việt Nam), Mỹ và Trung Quốc đã đạt được những thỏa thuận thuế quan tạm thời tại Geneva, đánh dấu nỗ lực hạ nhiệt căng thẳng thương mại và thu hút nhiều phản ứng từ cộng đồng quốc tế.

Mỹ - Trung chịu giảm thuế, thế giới hoan hỉ nhưng vẫn còn âu lo

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine

Việt Nam hoan nghênh đề xuất của Tổng thống Nga Vladimir Putin nhằm nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine để tìm kiếm một thỏa thuận ngừng bắn.

Việt Nam lên tiếng về đề xuất của ông Putin đàm phán trực tiếp với Ukraine
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar