15/01/2020 07:15 GMT+7

Iran cảnh báo Anh, Pháp và Đức vì kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif cảnh báo Anh, Pháp và Đức về quyết định triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp nhằm vào Tehran theo thỏa thuận hạt nhân ký kết năm 2015.


Iran cảnh báo Anh, Pháp và Đức vì kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân - Ảnh 1.

Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif - Ảnh: REUTERS

"Việc triển khai cơ chế tranh chấp là hoàn toàn vô căn cứ và là một sai lầm chiến lược từ quan điểm chính trị" - ông Zarif cho biết ngày 14-1, theo Hãng tin Fars.

Trong khi đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi lên án "hành động hoàn toàn tiêu cực" của ba nước châu Âu, đặc biệt sau nhiều lần Iran cáo buộc ba nước này thất hứa trong việc bảo vệ nền kinh tế Iran khỏi các biện pháp trừng phạt của Mỹ.

Tuy nhiên, ông Mousavi khẳng định Iran sẵn sàng xem xét mọi nỗ lực "thiện chí và mang tính xây dựng" để cứu vãn thỏa thuận nhưng sẽ đưa ra "phản ứng nghiêm khắc đối với bất kỳ biện pháp mang tính phá hoại nào".

Bộ Ngoại giao Nga cho biết việc kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân năm 2015 có thể khiến các bên không thể tiếp tục thực hiện thỏa thuận.

Iran cảnh báo Anh, Pháp và Đức vì kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp trong thỏa thuận hạt nhân - Ảnh 2.

Anh, Pháp và Đức chính thức kích hoạt cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân 2015. Trong hình từ trái sang: Thủ tướng Anh Boris Johnson, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron - Ảnh: GETTY

Trước đó, cùng ngày, Anh, Pháp và Đức tuyên bố chính thức triển khai cơ chế giải quyết tranh chấp theo thỏa thuận hạt nhân Iran ký kết năm 2015 với các nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Trung Quốc và Đức) với lý do Tehran liên tục vi phạm thỏa thuận.

Các cường quốc châu Âu cho biết họ quyết định hành động như vậy nhằm tránh một cuộc khủng hoảng phát triển hạt nhân trong bối cảnh leo thang căng thẳng tại Trung Đông.

Việc kích hoạt cơ chế, theo Hãng tin Reuters, có thể dẫn đến việc tái áp đặt các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc (LHQ) với Iran.

Thỏa thuận hạt nhân Iran, có tên gọi đầy đủ là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), có điều khoản cho phép một bên tuyên bố trước một ủy ban chung rằng một bên khác vi phạm thỏa thuận một cách nghiêm trọng. Nếu vấn đề không được giải quyết ở cấp ủy ban chung thì sẽ tiếp tục được trình lên một ban cố vấn trước khi tới tay Hội đồng Bảo an LHQ.

Theo JCPOA, Iran đồng ý hạn chế chương trình hạt nhân mà phương Tây lo ngại có thể dẫn tới việc phát triển bom hạt nhân. Đổi lại, các cường quốc phương Tây đồng ý gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt nhằm vào Iran.

Năm 2018, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi thỏa thuận này và tái áp đặt các biện pháp trừng phạt lên Iran. Động thái này được cho là nguyên nhân dẫn đến căng thẳng ngày càng leo thang giữa Washington và Tehran.

Tháng 5-2019, Iran tuyên bố sẽ "thu hẹp" việc thực hiện các cam kết trong thỏa thuận hạt nhân, cụ thể là tăng mức độ làm giàu uranium.

Cho đến nay, các quốc gia châu Âu vẫn đang thuyết phục Iran tuân thủ cam kết để tránh nguy cơ đổ vỡ thỏa thuận.

Iran bắt một số người vụ rơi máy bay, cam kết trừng phạt người có lỗi

TTO - Bộ Tư pháp Iran thông báo đã bắt một số người liên đới trong thảm họa bắn nhầm máy bay Ukraine làm 176 người thiệt mạng.

ANH THƯ

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Thái Lan trình đề xuất sắp xếp nội các, trong đó bà Paetongtarn sẽ kiêm nhiệm bộ trưởng Văn hóa để đề phòng trường hợp bà bị đình chỉ chức vụ thủ tướng.

Nước đi toan tính của thủ tướng Thái Lan trước viễn cảnh bị đình chỉ chức vụ

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Thông tin người nhập cư trái phép tại Mỹ nộp thuế năm 2024 nhiều hơn các tập đoàn tỉ USD gộp lạ đang lan truyền trên mạng xã hội.

Người nhập cư trái phép ở Mỹ nộp thuế nhiều hơn Amazon, GM, IBM và Netflix gộp lại?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?

Mạng xã hội lan truyền thông tin vắc xin COVID-19 có liên quan đến tỉ lệ ung thư đại trực tràng tăng ở Úc. Chuyện này thực hư ra sao?

Tỉ lệ ung thư tăng liên quan đến vắc xin COVID-19?

Nước thành viên NATO nào đang chi nhiều nhất và ít nhất cho quốc phòng?

NATO thống nhất nâng chi tiêu quốc phòng lên 5% GDP mỗi nước vào năm 2035, thay cho mức 2% trước đây.

Nước thành viên NATO nào đang chi nhiều nhất và ít nhất cho quốc phòng?

Giữa lúc căng thẳng, Yemen phóng tên lửa vào Israel

Ngày 28-6, quân đội Israel thông báo đã phát hiện và đánh chặn tên lửa phóng từ Yemen nhắm vào lãnh thổ nước này.

Giữa lúc căng thẳng, Yemen phóng tên lửa vào Israel

Tư lệnh Không quân Thái Lan: Sẵn sàng điều tiêm kích trong 5 phút nếu có xung đột ở biên giới

Tư lệnh Không quân Hoàng gia Thái Lan (RTAF) khẳng định có thể điều chiến đấu cơ ứng phó trong 5 phút trong bối cảnh căng thẳng biên giới với Campuchia.

Tư lệnh Không quân Thái Lan: Sẵn sàng điều tiêm kích trong 5 phút nếu có xung đột ở biên giới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar