11/10/2020 20:44 GMT+7

Indonesia tóm cổ được 36 công ty công nghệ, bắt nộp thuế VAT

BẢO DUY
BẢO DUY

TTO - Tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia đã buộc tổng cộng 36 công ty công nghệ phải nộp thuế giá trị gia tăng (VAT) 10% - một nỗ lực "đi vòng" sau khi các công ty này từ chối nộp thuế thu nhập với lý do không có văn phòng ở Indonesia.

Indonesia tóm cổ được 36 công ty công nghệ, bắt nộp thuế VAT - Ảnh 1.

Netflix nằm trong số các công ty bị bắt nộp thuế VAT ở Indonesia - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, danh sách công ty công nghệ bị đánh thuế VAT tại Indonesia đang ngày càng kéo dài. Trong danh sách mới được công bố tuần này, Indonesia đã đưa thêm Microsoft và Alibaba Cloud, một công ty con của Alibaba, bên cạnh 6 công ty công nghệ khác như GitHub, UCWeb Singapore, Nexmo.

Việc đánh thuế sẽ được áp dụng từ ngày 1-11 tới, theo Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Indonesia Suryo Utomo. Giống như nhiều nước khác, Indonesia muốn thu thuế các công ty công nghệ không đặt văn phòng tại nước này nhưng có doanh thu từ thị trường Indonesia. 

Tuy nhiên, việc đánh thuế thu nhập các doanh nghiệp này khá khó khăn khi phía công ty lập luận họ đặt máy chủ ở nước ngoài nên không có nghĩa vụ phải nộp thuế. 

Bản thân các công ty như Microsoft, Alphabet (công ty mẹ của Google) cũng nhận được sự bảo vệ của Mỹ, quốc gia các công ty này đặt trụ sở chính.

Trước tình trạng này, hồi tháng 4 vừa qua, Chính phủ Indonesia đã chọn cách "đi vòng" khi ban hành quy định thuế kỹ thuật số đối với các công ty công nghệ toàn cầu. 

Theo quy định mới này, các công ty "không thường trú" có doanh thu ít nhất 600 triệu rupiah (40.540 USD) từ các sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số tại Indonesia, hoặc có ít nhất 12.000 user mỗi năm, sẽ phải trả 10% VAT.

Những cái tên bị điểm mặt đầu tiên là Google, Facebook, Amazon, Twitter và Netflix, vốn không đăng ký kinh doanh tại Indonesia song có doanh thu từ người tiêu dùng ở nước này.

Luật này cũng cho phép Indonesia có thể đánh thuế VAT đối với các hàng hóa và/hoặc dịch vụ được giao dịch thông qua các nền tảng thương mại điện tử. 

VAT là một loại thuế gián thu, được đánh vào người tiêu dùng cuối cùng nhưng chủ thể đem nộp nó cho cơ quan thu là các doanh nghiệp.

Úc quyết chặn Facebook, Google bóc lột báo chí

TTO - Dư luận quốc tế đang theo dõi sát "cuộc chiến" giữa cơ quan quản lý Úc và các công ty Facebook, Google liên quan dự luật của Úc buộc các hãng công nghệ phải trả tiền cho tin tức báo chí.

BẢO DUY

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Quả bóng thi đấu tại FIFA Club World Cup 2025 tích hợp nhiều công nghệ hiện đại như cảm biến IMU, ăng ten truyền dữ liệu real-time, kết hợp SAOT và VAR cùng mạng lưới camera, giúp trọng tài ra quyết định chính xác hơn.

Hé lộ công nghệ bên trong trái bóng tại FIFA Club World Cup 2025

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Bạn đã từng dùng Bluetooth để nghe nhạc qua tai nghe, AirDrop để gửi ảnh, nhưng có bao giờ thử so sánh chúng?

Bluetooth và AirDrop: Tưởng giống, hóa ra không

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Mỗi lần bạn đăng nhập hay thanh toán, mã OTP chỉ dùng được trong khoảng 30 giây rồi biến mất. Vì sao lại có giới hạn đó, và hệ thống nào đứng sau việc tạo mã nhanh chóng mà vẫn đảm bảo bảo mật?

Hé lộ 'bí mật' mã OTP

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Trong thời đại mà sự hiện diện trực tuyến được xem như thước đo cam kết, người lao động ngày càng bị cuốn vào vòng xoáy 'phải luôn online để được nhìn nhận'. Vậy quyền được tắt máy liệu có còn tồn tại?

Làm việc thời nay là lúc nào cũng phải online?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Ra đời với lời hứa về sự tiện lợi, sạc không dây đến nay vẫn chưa đủ sức thay thế dây sạc truyền thống trong thói quen hằng ngày của người dùng. Công nghệ này liệu có đang chững lại?

Khi nào công nghệ sạc không dây thay được dây sạc truyền thống?

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới

Trợ lý AI hoạt động 24/7 trên máy tính, điện thoại, máy tính bảng, giúp người dùng tra cứu nhanh các thông tin về đơn vị hành chính mới.

Trợ lý AI giúp tra cứu nhanh thông tin đơn vị hành chính mới
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar