05/03/2025 15:05 GMT+7
Trở lại chủ đề

Indonesia gieo mây sau khi lũ lụt nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà

Hàng ngàn người sơ tán khỏi thủ đô Jakarta, Indonesia sau khi lũ lụt nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà, khiến ít nhất một người thiệt mạng.

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà, một bé gái thiệt mạng - Ảnh 1.

Trẻ em lội nước ở khu dân cư bị ngập sau trận mưa lớn ở thành phố Bekasi, ngoại ô Jakarta ngày 4-3 - Ảnh: REUTERS

Theo tờ Straits Times ngày 5-3, trận lũ lụt nghiêm trọng do mưa lớn kéo dài đã khiến hàng nghìn người phải sơ tán khỏi thủ đô Jakarta và các khu vực lân cận của Indonesia.

Theo cơ quan khí tượng Indonesia, nước lũ dâng cao đến 3m và nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà, khiến một bé gái ba tuổi thiệt mạng.

Nước lũ tràn thủ đô

Lũ lụt hình thành do mưa lớn từ ngày 3-3, ảnh hưởng nghiêm trọng đến Jakarta, nơi có khoảng 11 triệu người sinh sống, cùng với các thành phố vệ tinh như Bogor, Bekasi và Tangerang.

Tại Bekasi, một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nước lũ đã tràn vào một bệnh viện, làm gián đoạn hoạt động y tế và buộc các bệnh nhân phải sơ tán.

Các con đường cũng bị ngập nặng, nhiều phương tiện di chuyển bị nhấn chìm trong nước.

Tính đến tối 4-3, ít nhất 2.200 người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt, nhiều người phải leo lên mái nhà hoặc dùng dây thừng để tự kéo mình đến nơi an toàn.

Lực lượng cứu hộ đã triển khai thuyền cao su và viện trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng nặng để sơ tán người dân.

Đồng thời Chính phủ Indonesia đã thiết lập các khu trú ẩn tạm thời và phân phát thực phẩm, quần áo, thuốc men cho người sơ tán. Các trường học, nhà thờ Hồi giáo và nhà thờ Thiên chúa giáo cũng được trưng dụng làm nơi trú ẩn cho những người mất nhà cửa.

Trước tình hình nguy cấp, Thống đốc Jakarta, ông Pramono Anung, đã nâng mức cảnh báo lên cấp hai - mức cao thứ hai trong thang đo nguy hiểm - và yêu cầu triển khai các máy bơm để rút nước.

Gieo mây để giảm mưa ở nơi bị ngập

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà, một bé gái thiệt mạng - Ảnh 3.

Lực lượng cứu hộ di tản người dân bằng thuyền cao su khỏi khu dân cư bị ngập ở Jakarta, Indonesia - Ảnh: REUTERS

Chính quyền cũng thực hiện biện pháp điều chỉnh thời tiết bằng phương pháp gieo mây để giảm lượng mưa rơi xuống các khu vực ngập lụt.

Gieo mây là phương pháp sử dụng máy bay để bắn muối hoặc hóa chất vào mây nhằm kích thích mưa rơi trước khi chúng tiến vào khu dân cư đông đúc. Biện pháp này dự kiến sẽ được thực hiện cho đến ngày 8-3 tại các khu vực đồi núi tỉnh Tây Java, nơi lượng mưa lớn có thể đổ xuống Jakarta và các vùng lân cận.

"Tuy chúng ta không thể ngăn mưa, nhưng chúng ta có thể giảm cường độ của chúng khi vào khu dân cư", giáo sư Dwikorita Karnawati, người đứng đầu cơ quan khí tượng Indonesia, phát biểu tối 4-3 (giờ địa phương).

Cơ quan khí tượng Indonesia dự báo mưa lớn sẽ còn kéo dài đến ngày 11-3, nguy cơ lũ lụt vẫn rất cao. Chính quyền và lực lượng cứu hộ vẫn đang tiếp tục theo dõi tình hình, triển khai các biện pháp ứng phó nhằm giảm thiểu thiệt hại cho người dân.

Thực tế, thủ đô Jakarta là khu vực thường xuyên bị ảnh hưởng bởi lũ lụt trong mùa mưa từ tháng 11 đến tháng 3 do có địa hình thấp. Theo các phương tiện truyền thông địa phương, trận lụt lần này, đặc biệt là tại Bekasi, được xem là nghiêm trọng nhất kể từ năm 2020.

Trước đó vào năm 2020, mưa lớn đã gây ra lũ lụt và sạt lở khiến gần 70 người thiệt mạng tại Jakarta và các khu vực lân cận. Khi đó hàng nghìn người buộc phải sơ tán trong điều kiện thiếu thốn lương thực và nước sạch.

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà, một bé gái thiệt mạng - Ảnh 4.

Các sĩ quan quân đội Indonesia sơ tán người dân và cung cấp thực phẩm, nhu yếu phẩm cho những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề - Ảnh: REUTERS

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà, một bé gái thiệt mạng - Ảnh 5.

Một người dân mang đồ uống có ga từ khu chợ bị hư hại sau khi lũ lụt tấn công khu dân cư ở thành phố Bekasi ngày 4-3 - Ảnh: REUTERS

Lũ lụt ở Indonesia nhấn chìm hơn 1.000 ngôi nhà, một bé gái thiệt mạng - Ảnh 6.

Người dân tìm kiếm thức ăn tại khu chợ bị hư hại ở thành phố Bekasi ngày 4-3 - Ảnh: REUTERS

Hơn 2.650 người bị cô lập trong nước và bùn do lũ lụt ở Indonesia

TTO - Miền bắc Luwu, tỉnh South Sulawesi của Indonesia đang vất vả chống chọi với lũ lụt do mùa mưa kéo dài bất thường.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.

Việt Nam là nước đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công giống cá cam đắt giá

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Một nhóm khoa học tại Anh vừa tạo ra bước đột phá khi biến phân bò thành sợi cellulose, vật liệu công nghiệp quan trọng có thể dùng để sản xuất quần áo, khẩu trang, bao bì thực phẩm và nhiều sản phẩm khác.

Tương lai con người có thể mặc quần áo từ... phân bò

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Kiểm tra các bè nổi trên vịnh Nha Trang, lực lượng chức năng đã phát hiện, vận động chủ bè thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển.

Tổng kiểm tra bè nổi trên vịnh Nha Trang: Vận động thả 21 con ốc tù và quý hiếm về biển

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

Tinh tinh có thể kết hợp và sắp xếp linh hoạt các cặp âm thanh để truyền đạt các ý tưởng hoặc ý nghĩa khác nhau, một khả năng vốn chỉ có ở con người.

Tinh tinh có 'ngôn ngữ' tinh vi như con người

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Sáng nay TP.HCM, Nam Bộ hứng cơn mưa rất to, chỉ trong vài giờ lượng mưa có nơi đạt 225mm, ảnh vệ tinh cho thấy mây dông cuồn cuộn như một cơn bão mini.

'Cơn bão mini' do xung đột thời tiết gây mưa rất to ở TP.HCM và Đông Nam Bộ

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa

Nghiên cứu mới cho thấy củ cải đường, cải bó xôi, lúa mì và củ cải đỏ là những loài cây thích hợp nhất để nuôi sống một thành phố sau thảm họa.

Tìm ra loài cây trồng có thể cứu cả thành phố sau thảm họa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar