27/12/2022 10:46 GMT+7

Indonesia chọn cao lương thay thế gạo, lúa mì

NGUYÊN HẠNH
NGUYÊN HẠNH

Đất nước vạn đảo Indonesia đang xem cao lương là thực phẩm thay thế gạo và lúa mì, giúp người dân giảm phụ thuộc vào các sản phẩm nhập khẩu giữa giai đoạn bất ổn hiện nay.

Indonesia chọn cao lương thay thế gạo, lúa mì - Ảnh 1.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo chụp ảnh với cây cao lương ở tỉnh Đông Nusa Tenggara vào ngày 2-6 - Ảnh: CNA

Theo Đài Channel News Asia (CNA), khoảng 1.000 người, chủ yếu là nông dân nữ, đang tham gia trồng cao lương ở 8 huyện ở tỉnh Đông Nusa Tenggara của Indonesia.

Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã đến thăm tỉnh này vào tháng 6 năm nay và rất ấn tượng với cách người dân địa phương trồng cao lương.

Ông Widodo thậm chí còn tin rằng cao lương nên là lương thực chính của Indonesia, để giảm sự phụ thuộc của người dân vào gạo hoặc lúa mì. Loại ngũ cốc này cũng được kỳ vọng giúp Indonesia giảm phụ thuộc vào lúa mì nhập khẩu.

Dòng xuất khẩu lúa mì trên toàn cầu đang bị ảnh hưởng bởi bất ổn gia tăng do biến đổi khí hậu và cuộc xung đột tại Ukraine.

Sau khi đến thăm một cánh đồng cao lương gần đây, ông Widodo tuyên bố: "Chúng ta muốn có nhiều lựa chọn thay thế có thể canh tác ở đất nước mình, giúp đa dạng hóa nguồn thực phẩm và nguyên liệu chế biến".

Tổng thống Indonesia cho rằng họ không thể chỉ phụ thuộc vào gạo, mà có thể dùng "ngô, hạt sago và cao lương - những loại cây trồng truyền thống" của Indonesia để thay thế.

Vào tháng 8 vừa qua, ông Widodo đã chỉ thị cho các bộ trưởng và các quan chức liên quan xây dựng lộ trình sản xuất cao lương cho Indonesia.

Các nhà phân tích tin rằng cao lương có thể là một giải pháp cho đất nước đang cạn kiệt nguồn dự trữ gạo này, giúp chính phủ giảm gánh nặng tìm kiếm nguồn nhập khẩu.

Trong tháng 12-2022, Indonesia đã quyết định nhập khẩu 200.000 tấn gạo để bổ sung lượng gạo dự trữ cạn kiệt của cơ quan hậu cần nhà nước (Bulog).

Cao lương, hay còn gọi là lúa miến hoặc bo bo, được xem là cây ngũ cốc quan trọng thứ năm trên thế giới sau lúa gạo, lúa mì, ngô và đại mạch. Hạt cao lương thường được dùng làm lương thực, nuôi gia súc hoặc sản xuất ethanol.

Mỹ: Lúa mì lai - chìa khóa đảm bảo sản lượng lương thực

Loại lúa mì lai của Tập đoàn Syngenta (Trung Quốc) sẽ được trồng trên diện tích 2.000-2.800ha tại Mỹ vào năm tới và nhân giống bằng cách ngăn chặn quá trình tự thụ phấn tự nhiên của cây trồng.

NGUYÊN HẠNH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày 13-5, Kiev cho rằng sẽ là 'dấu hiệu rõ ràng' chứng minh Tổng thống Nga Vladimir Putin không nghiêm túc với hòa bình nếu ông không tham dự đàm phán Nga - Ukraine sắp tới tại Thổ Nhĩ Kỳ.

Kiev: Matxcơva không có thiện chí nếu ông Putin không dự đàm phán Nga - Ukraine

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Một nghiên cứu mới công bố cho thấy vũ trụ có thể hoàn toàn chìm vào bóng tối trong khoảng 10⁷⁸ năm tới, sớm hơn hàng nghìn lần so với ước tính trước đây.

Ngày ‘kết thúc’ của vũ trụ có thể đến sớm hơn?

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Bộ Ngoại giao Trung Quốc khẳng định kiểm soát ma túy tại Mỹ là trách nhiệm của riêng Washington, nhấn mạnh việc đánh thuế Trung Quốc vì vấn đề này là bất hợp lý.

Ông Bessent dùng đường minh họa fentanyl, Bắc Kinh nói ma túy là 'chuyện của riêng Mỹ'

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Cố vấn tổng thống Ukraine khẳng định ông Zelesnky sẽ chỉ gặp ông Putin và không tiếp bất kỳ quan chức Nga nào khác nếu đàm phán tại Istanbul.

Kiev: Ông Zelensky chỉ gặp ông Putin, không tiếp ai khác

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Mỹ giảm thuế với hàng hóa thuộc diện "de minimis" của Trung Quốc từ 120% xuống 54%, phần nào gỡ "thòng lọng buộc cổ" tiểu thương thương mại điện tử Trung Quốc.

Mỹ 'giảm khó' cho hàng thương mại điện tử Trung Quốc

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định

Lãi suất thấp hơn cho các khoản vay quỹ dự phòng nhà ở là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm khôi phục sự quan tâm của người mua và thúc đẩy các dự án bị đình trệ.

Cắt giảm lãi suất, thị trường bất động sản Trung Quốc vẫn đối mặt tương lai bất định
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar