20/09/2014 07:05 GMT+7

​Ig Nobel: 4 giải liên quan thực phẩm

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TT - Giải Ig Nobel lần thứ 24, công bố tại Đại học Harvard (Mỹ) ngày 18-9, tôn vinh những thành tựu “khiến mọi người cười trước, nghĩ sau” nhằm động viên các nghiên cứu trên toàn cầu một cách vui vẻ.

Giáo sư Gary Dryfoos mô tả cách trị chảy máu mũi bằng thịt heo tại buổi lễ công bố Ig Nobel - Ảnh: Reuters

Người thắng giải thật ra là những nhà khoa học nghiêm túc, chỉ có điều nghiên cứu của họ lại vô tình có vẻ buồn cười.

Trong 10 giải được trao đã có bốn giải liên quan đến thực phẩm. Nhóm chuyên gia Nhật đoạt giải vật lý với nghiên cứu về nguy cơ khi giẫm lên vỏ chuối, tỉ mỉ đo độ trượt giữa giày và vỏ chuối và giữa vỏ chuối với sàn nhà.

Còn giải khoa học thần kinh thuộc về các nhà khoa học từ ĐH Giao thông, ĐH Tây An và Viện Khoa học Trung Quốc (Trung Quốc) và ĐH Toronto (Canada) với nỗ lực nghiên cứu về não những người nhìn thấy mặt Chúa Jesus trên bánh mì và sau đó kết luận điều này hoàn toàn bình thường.

Giải y học trao cho các nhà khoa học Ấn Độ và Mỹ nghiên cứu chữa trị chứng chảy máu mũi bằng việc nhét những miếng thịt heo lên mũi trong khi giải dinh dưỡng thuộc về nghiên cứu dùng phân non để sản xuất xúc xích lên men.

Tờ Guardian hài hước rằng nước Anh có thể ngẩng cao đầu khi các nhà khoa học của nước này một lần nữa giành được giải Ig Nobel.

Cô Amy Jones cùng các chuyên gia từ Úc và Mỹ nhận giải tâm lý học khi khám phá rằng những người ngủ muộn thường quá tự yêu bản thân, gian manh và có thần kinh không ổn định bằng những người dậy sớm.

“Thật tình là tôi chưa nghe đến các giải thưởng này trước đây - Jones trần tình - Điều này thật quá sức, không ai có thể ngạc nhiên hơn tôi”.

Cũng theo nghiên cứu của Jones, đăng trên tạp chí Personality and Individual Differences năm ngoái, chỉ ra những người như vậy lại thường sống tốt, thậm chí có nhiều bạn tình hơn.

“Những người thần kinh không ổn định lại thường có công việc cấp cao, phụ trách công ty và kiếm được hàng triệu. Những người không thành công thì thường kết thúc trong tù” - cô Jones nói.

Biên tập viên Marc Abrahams của Annals of Improbable Research và là người khởi xướng của Ig Nobel cho biết nghiên cứu ông thích nhất trong mùa giải năm nay là của các nhà khoa học Đức và Na Uy đánh giá tuần lộc phản ứng như thế nào khi nhìn thấy người đóng giả gấu trắng. Nghiên cứu đoạt giải khoa học Bắc cực.

“Cả đời tôi chưa bao giờ thấy ai đóng giả gấu Bắc cực để hù dọa tuần lộc cả” - ông Abrahams nói.

Giải y tế công được trao cho các nhà khoa học đến từ CH Czech, Ấn Độ, Nhật và Mỹ nhờ nghiên cứu điều tra xem việc nuôi mèo có ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người chủ hay không.

Các nhà khoa học CH Czech cùng Đức và Zambia giành giải sinh học nhờ nghiên cứu cho thấy chó và mèo khi đi vệ sinh thường điều chỉnh cơ thể thẳng hàng với trục bắc nam của từ trường Trái đất.

Các nhà khoa học Ý nhận giải nghệ thuật với nghiên cứu đánh giá sự đau đớn mà mọi người cảm nhận khi ngắm một bức tranh xấu xí thay vì một tác phẩm đẹp.

Trong khi đó, Viện Thống kê Ý được tôn vinh với giải kinh tế nhờ khảo sát độ mở rộng của nền kinh tế Ý khi bao gồm doanh thu từ hoạt động mại dâm, buôn ma túy, buôn lậu và các hoạt động tài chính bất hợp pháp khác.

Các chuyên gia đoạt giải đều phải tự bỏ tiền túi để đến nhận giải thưởng tại Đại học Harvard. Họ đều có 60 giây để phát biểu cảm ơn khi nhận giải.

TRẦN PHƯƠNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú đã được bầu là viện sĩ của Viện hàn lâm Khoa học châu Âu.

GS.TSKH Hoàng Xuân Phú được bầu là viện sĩ Viện hàn lâm Khoa học châu Âu

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

TP.HCM lần đầu tiên lọt vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo hàng đầu Đông Nam Á, và vươn lên vị trí cao nhất từ trước đến nay trên bảng xếp hạng toàn cầu.

TP.HCM lần đầu vào top 5 hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Đông Nam Á

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Các mẫu lấy từ trạm vũ trụ của Trung Quốc chỉ ra dấu vết của một chủng vi khuẩn chưa từng thấy trên Trái đất.

Phát hiện chủng vi khuẩn chưa từng biết đến trên trạm vũ trụ của Trung Quốc

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Siêu máy tính đám mây chứa 1,8 triệu bộ xử lý lõi, có thể thực hiện 60.000 tỉ phép tính mỗi giây, cho phép đưa ra dự báo chi tiết trước tới 14 ngày.

Siêu máy tính đám mây dự báo thời tiết đầu tiên trên thế giới

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Dù được xem là môi trường vô trùng tuyệt đối, 'phòng sạch' của NASA vẫn xuất hiện những kẻ cứng đầu: 26 loài vi khuẩn chưa từng được biết đến.

Phát hiện 26 loài vi khuẩn mới trong 'phòng sạch' vô trùng của NASA

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'

Theo các chuyên gia, đơn thuần 'biết AI' sẽ không đủ cho sinh viên sẵn sàng trước những đòi hỏi của thế hệ lao động mới 2.0.

Trường đại học cần giúp người học từ 'biết AI' sang 'sẵn sàng với AI'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar