26/02/2020 15:02 GMT+7

IAEA cam kết tiếp tục hỗ trợ Nhật Bản làm sạch nhà máy Fukushima

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima vẫn còn hơn 4.700 thanh nhiên liệu đang nằm trong 3 lò phản ứng bị nóng chảy và hai lò phản ứng khác còn sót lại.

IAEA cam kết tiếp tục hỗ trợ Nhật Bản làm sạch nhà máy Fukushima - Ảnh 1.

Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở Đông Bắc Nhật Bản ngày 23/4/2019. Ảnh: TTXVN

Tổng Giám đốc Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Grossi ngày 25/2 cam kết tổ chức sẽ tiếp tục hỗ trợ Nhật Bản ngừng hoạt động một cách an toàn nhà máy điện hạt nhân Fukishima vốn bị hư hại nghiêm trọng trong thảm họa động đất - sóng thần năm 2011.

Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, trong cuộc gặp tại Văn phòng Thủ tướng Nhật Bản ở Tokyo, Thủ tướng Shinzo Abe đã thông báo với Tổng Giám đốc IAEA tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Fukishima.

Ông Grossi cho biết IAEA ủng hộ cách tiếp cận song song của Nhật Bản là làm sạch nhà máy điện Fukushima bên cạnh nỗ lực tái thiết địa phương vốn bị ảnh hưởng nặng nề trong thảm họa cách đây 9 năm.

Trước đó, khi bắt đầu cuộc gặp có sự tham gia của báo giới, Thủ tướng Abe nhấn mạnh Nhật Bản có mối quan hệ đặc biệt với IAEA vì nước này từng trải qua các vụ ném bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki.

Sau thảm họa động đất - sóng thần năm 2011, hiện còn hơn 4.700 thanh nhiên liệu vẫn đang nằm trong 3 lò phản ứng bị nóng chảy và hai lò phản ứng khác còn sót lại tại nhà máy hạt nhân Fukushima.

Đây là những mối nguy hiểm tiềm tàng bởi nếu xảy ra một thảm họa khác, các thanh này có thể nóng chảy và giải phóng lượng lớn phóng xạ.

Hồi tháng 12/2019, Nhật Bản đã điều chỉnh lộ trình làm sạch nhà máy điện hạt nhân Fukishima tuy nhiên vẫn giữ nguyên khung thời gian thực hiện dự kiến kéo dài từ 30 đến 40 năm kể từ năm 2011.

Ước tính chi phí làm sạch nhà máy Fukushima có thể lên tới 8.000 tỉ yen (73 tỉ USD), cộng với chi phí đền bù, làm sạch các khu vực xung quanh có thể lên tới 22.000 tỉ yen (200 tỉ USD).

Nhật Bản cũng cần khoảng 10.000 công nhân mỗi năm trong những năm tới để thực hiện những công việc này và 1/3 trong số này sẽ làm việc tiếp xúc với nước nhiễm phóng xạ.



Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

AusyncLab - Start-up về nhân bản giọng nói tại Việt Nam

Voice cloning là công nghệ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để “sao chép” giọng nói của một người cụ thể. Một trong những đơn vị nghiên cứu và triển khai giải pháp voice cloning hàng đầu tại Việt Nam hiện nay là AusyncLab.

AusyncLab - Start-up về nhân bản giọng nói tại Việt Nam

Điểm tin 18h: Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non; Thái Lan siết bồi thường hàng không

Nhiều thông tin được cập nhật trong chương trình Điểm tin 18h ngày 22-5-2025

Điểm tin 18h: Trình Quốc hội phổ cập giáo dục mầm non; Thái Lan siết bồi thường hàng không

Bước tiến mới trong phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng

Ngày 25-4 vừa qua, Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng tiếp nhận chuyển giao công nghệ phẫu thuật khúc xạ thế hệ mới Zeiss Smile pro AI 4.0 từ Tập đoàn Carl Zeiss (Đức).

Bước tiến mới trong phẫu thuật khúc xạ tại Bệnh viện Chuyên khoa Mắt Cao Thắng

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

Ngày 20-5, Ủy viên EU về thương mại Maros Sefcovic cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang cân nhắc áp dụng mức phí cố định là 2 euro (2,25 USD) đối với các kiện hàng giá trị thấp.

EU cân nhắc áp phí cố định 2 euro cho kiện hàng nhập khẩu giá trị thấp

Nhiều người cao tuổi neo đơn ở Nhật Bản lập di chúc quyên tặng từ thiện

Ngày càng nhiều người cao tuổi neo đơn tại Nhật Bản quan tâm đến việc chuyển tài sản cá nhân của mình cho các hoạt động từ thiện sau khi qua đời.

Nhiều người cao tuổi neo đơn ở Nhật Bản lập di chúc quyên tặng từ thiện

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép

Một thị trấn ven biển xinh đẹp ở bang California (Mỹ) có quy định hết sức đặc biệt: Du khách phải có giấy phép chính thức nếu muốn mang giày cao gót cao hơn 5cm khi đi lại nơi công cộng.

Thị trấn ở Mỹ cấm đi giày cao gót nếu không có giấy phép
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar