26/09/2023 21:36 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hy vọng mong manh cho tàu đổ bộ Mặt trăng của Ấn Độ

Tàu đổ bộ Vikram và xe tự hành Pragyan của Ấn Độ không tỉnh dậy sau hai tuần ngủ trong giá rét trên Mặt trăng, và mỗi ngày trôi qua cơ hội con tàu hoạt động trở lại ngày càng thấp.

Xe tự hành của Ấn Độ thám hiểm bề mặt Mặt trăng - Ảnh: AFP

Xe tự hành của Ấn Độ thám hiểm bề mặt Mặt trăng - Ảnh: AFP

Tàu Vikram và xe tự hành Pragyan tắt nguồn vào ngày 2-9 để bảo vệ các thiết bị bên trong trước điều kiện thời tiết khắc nghiệt của bóng đêm trên Mặt trăng. Mỗi đêm trên Mặt trăng bằng hai tuần của Trái đất và nhiệt độ có thể xuống đến -250oC.

Các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu vũ trụ Ấn Độ (ISRO) tự tin rằng con tàu sẽ sống sót và thức giấc vào ngày 22-9, sau đó sạc lại năng lượng từ ánh sáng mặt trời.

Tuy nhiên đến nay họ vẫn chưa thể liên lạc được với nó. Theo các nhà khoa học, khả năng các thiết bị có thể chịu được nhiệt độ đóng băng là 50%.

Cuối tuần trước, ISRO cho biết trên nền tảng X (trước đây là Twitter), "những nỗ lực thiết lập liên lạc với tàu đổ bộ Vikram và tàu thám hiểm Pragyaan sẽ tiếp tục". Nhưng không có thông báo nào được đưa ra sau đó.

ISRO sẽ tiếp tục tìm cách liên lạc với tàu Vikram và xe tự hành Pragyan cho đến ngày 30-9, khi Mặt trăng lại chìm vào bóng đêm.

Trước khi đưa tàu đổ bộ và xe tự hành vào chế độ "ngủ", các nhà khoa học tại ISRO đã muốn nhấn mạnh rằng sứ mệnh Chandrayaan-3 đã thành công rực rỡ và đạt được các mục tiêu chính.

"Nếu Vikram và Pragyan không tỉnh giấc, chúng sẽ ở lại Mặt trăng với tư cách là đại sứ Mặt trăng của Ấn Độ", ISRO nói.

Sứ mệnh Chandrayaan-3 của Ấn Độ đã thực hiện cuộc đổ bộ lịch sử xuống cực nam của Mặt trăng vào tháng 8-2023, sau hành trình kéo dài 40 ngày. Tàu thám hiểm sau đó đã dành hơn một tuần để thu thập dữ liệu từ bề mặt Mặt trăng.

Sứ mệnh Chandrayaan-3 đưa Ấn Độ trở thành quốc gia đầu tiên đến được vùng cực nam Mặt trăng và là quốc gia thứ 4 đặt chân lên Mặt trăng.

Trong tuần khám phá, xe tự hành Pragyaan được giao nhiệm vụ mà ISRO mô tả là "theo đuổi bí mật của Mặt trăng". Nó đã di chuyển quãng đường khoảng 100m, truyền hình ảnh và dữ liệu về Trái đất, đồng thời xác nhận sự hiện diện của lưu huỳnh, sắt, oxy và các nguyên tố khác trên Mặt trăng.

Vì sao các nước ráo riết quay lại Mặt trăng?

Nguyên nhân bí mật nào khiến các quốc gia ráo riết quay lại Mặt trăng trong thời gian gần đây?

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Vào Ngày của Mẹ, một sự việc thương tâm xảy ra trên tuyến đường cao tốc Đông - Tây của Malaysia, khi voi mẹ đau đớn bên xác voi con bị xe tải tông chết.

Rớt nước mắt voi con bị xe tải tông chết, voi mẹ hoảng loạn tìm cách cứu không chịu rời đi

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Một cặp gà lôi lam mào trắng sinh trưởng tại Bỉ sẽ được chuyển về Việt Nam, khởi đầu hy vọng đưa loài chim này tái hiện diện trên quê hương của nó.

Từ Bỉ, gà lôi lam mào trắng Việt Nam hồi cố hương

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Những bức ảnh gây ám ảnh và đầy cảm xúc ghi lại thế giới tự nhiên vừa được vinh danh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025 do Quỹ hoàng tử Albert II của Monaco tổ chức.

Những khung hình ám ảnh tại Giải thưởng Nhiếp ảnh Môi trường 2025

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Ngay trong lần đầu tiên nghiên cứu, cho sinh sản nhân tạo cá cam, Viện nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I đã sản xuất thành công giống cá này. Trong khi các nước như Nhật Bản, Trung Quốc đã và đang nghiên cứu song chưa thành công.

Bí quyết giúp Việt Nam sản xuất thành công giống cá cam lần đầu tiên trên thế giới

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa

Sáng 11-5, khu chuồng hổ Bengal tại Thảo cầm viên Sài Gòn rộn ràng với buổi sinh nhật độc lạ: Bình và Dương vừa tròn 2 tuổi.

2 hổ con Bình và Dương ở Thảo cầm viên tròn 2 tuổi: Vẫn ôm nhau ngủ, mê tắm mưa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar