21/10/2014 10:51 GMT+7

​Hy vọng mới cho bệnh nhân bị tổn thương tuỷ sống

TRÙNG DƯƠNG (Theo Reuters, BBC News)
TRÙNG DƯƠNG (Theo Reuters, BBC News)

TTO - Lần đầu tiên, một bệnh nhân bị liệt do chấn thương tuỷ sống có thể đi lại, sau khi được cấy ghép tế bào thần kinh khứu giác ở mũi vào cột tuỷ sống.

Bệnh nhân Darek Fidyka đang thực hiện bước đi tại trung tâm nghiên cứu ở Wroclaw - Ảnh: BBC News

Darek Fidyka, 38 tuổi người Bungary bị liệt từ ngực trở xuống, do chấn thương tuỷ sống vào năm 2010. Sau 19 tháng điều trị bằng phương pháp cấy ghép tế bào thần kinh khứu giác ở mũi của chính mình, anh dần hồi phục, có thể tự đi lại với bộ khung ở chân và có chút cảm giác ở đôi chân.

Tình trạng bệnh tình của Fidyka tiếp tục cải thiện hơn dự đoán. Fidyka cũng là người đầu tiên thực hiện phương pháp điều trị mới này. Kỹ thuật cấy ghép tế bào khứu giác vào cột tuỷ sống của bệnh nhân đã tạo nên bước đột phá lớn trong y khoa, xây dựng “cây cầu thần kinh” giữa hai cột sống tổn thương.

"Chúng tôi tin rằng kỹ thuật này sẽ tạo ra sự đột phá, tiếp tục phát triển, mang lại sự hy vọng cho những bệnh nhân bị liệt do tổn thương tuỷ sống." - Geoffrey Raisman, giáo sư tại Viện thần kinh học thuộc Đại học College London (UCL) cũng là người đứng đầu nghiên cứu, cho biết.

Raisman, một chuyên gia chấn thương cột sống tại UCL, cùng bác sĩ phẫu thuật tại bệnh viện Đại học Wroclaw, Ba Lan đã loại bỏ một trong những hành khứu giác, có chức năng cảm nhận mùi, sau đó cấy tế bào khứu giác (OECs) và nguyên bào sợi thần kinh khứu giác (ONFs) của bệnh nhân vào khu vực tổn thương.

OECs là một loại tế bào được tìm thấy ở hệ thống thần kinh trung ương và ngoại biên. Cùng với ONFs, chúng làm cho các bó sợi thần kinh chạy từ niêm mạc mũi đến các hành khứu giác.

“Khi các sợi thần kinh “vận chuyển” mùi bị hỏng, chúng được thay thế bởi các sợi thần kinh mới, nhập trở lại thành các hành khứu giác. OECs tái mở bề mặt các hành khứu giác cho các sợi thần kinh mới nhập vào đó.” - các nhà nghiên cứu giải thích thêm.

Raisman và nhóm của ông hiện lên kế hoạch dùng kỹ thuật này để điều trị cho 3-5 bệnh nhân trong thời gian tới.

TRÙNG DƯƠNG (Theo Reuters, BBC News)

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Sau thông tin vụ 2 mỹ phẩm bị đình chỉ lưu hành do công ty của chồng Đoàn Di Băng phân phối không có dấu hiệu hình sự, bạn đọc mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Vụ mỹ phẩm thu hồi ‘không có dấu hiệu hình sự’ ở Đồng Nai: Thanh tra có làm thay việc của công an?

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

Hằng năm khoa phẫu thuật nhi và trẻ sơ sinh, Bệnh viện Việt Đức thực hiện khoảng 2.000 ca mổ dị tật, trong đó hơn 2/3 liên quan đến hệ tiết niệu - sinh dục. Tuy nhiên, đây là nhóm dị tật dễ bị bỏ sót bởi nằm ở vùng kín, phụ huynh ít để ý hoặc e ngại.

Nhóm dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ dễ bị bỏ qua

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Vì sao 'một số môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45' nhận được nhiều ý kiến chia sẻ, tranh luận từ độc giả.

'Những môn thể thao nên từ bỏ ở tuổi 45', người ủng hộ, người nói chơi thể thao nặng mà vẫn khỏe

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) nhận định từ quầy thuốc bệnh viện đến căng tin, hoàn toàn có thể tiềm ẩn nguy cơ hàng kém chất lượng tuồn vào.

Quầy thuốc, căng tin bệnh viện đều tiềm ẩn nguy cơ hàng giả: Ai chịu trách nhiệm?

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Bé trai này bị đau bụng bên trái và sốt kéo dài suốt nhiều tháng. Các bác sĩ phát hiện nguyên nhân là một cây tăm xỉa răng nằm trong bụng, gây xuyên tá tràng.

Lấy chiếc tăm nhọn dài 7cm nằm hơn 4 tháng trong bụng một bé trai

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại

Tập luyện thể dục thể thao được xem là cách thức rất tốt để giúp cơ thể chống chọi với dịch bệnh, đặc biệt trong bối cảnh dịch COVID-19 đang quay trở lại.

Những bài tập cần 'bỏ túi' khi dịch COVID-19 trở lại
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar