18/06/2018 07:03 GMT+7

Hi Lạp và Macedonia ký thỏa thuận lịch sử về tên Macedonia

HỒNG VÂN
HỒNG VÂN

TTO - Ngoại trưởng Hi Lạp Nikos Kotzias và Ngoại trưởng Macedonia Nikola Dimitrov vừa ký kết một thỏa thuận lịch sử nhằm giải quyết mâu thuẫn từ mấy chục năm qua liên quan đến vấn đề tên gọi Macedonia hôm 17-6.

Hi Lạp và Macedonia ký thỏa thuận lịch sử về tên Macedonia - Ảnh 1.

Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras (phải) gặp Thủ tướng Zoran Zaev của Macedonia ở khu vực biên giới hai nước – ArnhL AFP

Theo BBC, lễ ký được tiến hành tại khu vực vùng hồ Prespes ở biên giới Hi Lạp – Macedonia trước sự chứng kiến của thủ tướng hai nước và một số quan chức của Liên Hiệp Quốc và Liên minh châu Âu (EU).

Theo thỏa thuận vừa được ký kết, nước láng giềng của Hi Lạp sẽ có tên là Cộng hòa Bắc Macedonia, ngôn ngữ của họ là tiếng Macedonia, công dân của họ có quốc tịch là công dân của nước Cộng hòa Macedonia.

Đổi lại, Hi Lạp sẽ ngừng phản đối nước láng giềng gia nhập EU và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

Tuy nhiên, để có hiệu lực, thỏa thuận này phải được Quốc hội Macedonia phê chuẩn và đưa ra trưng cầu ý dân ở Macedonia vào tháng 9 hay tháng 10 tới. Nếu người dân ủng hộ, Chính phủ Macedonia sẽ phải thay đổi hiến pháp, đây là một yêu cầu tiên quyết của Hi Lạp.

Về phía Hi Lạp, thỏa thuận cũng phải được quốc hội nước này thông qua.

Hai nước đã thông báo lễ ký kết là vào thứ ba nhưng đã tiến hành sớm hơn bất chấp các cuộc biểu tình phản đối của những người theo chủ nghĩa dân tộc của cả hai bên vì họ cho rằng thỏa thuận này làm tổn hại đến danh tính của mình.

Hôm thứ bảy, Thủ tướng Hi Lạp Alexis Tsipras đã vượt qua cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm, người phản đối ông cho rằng ông đã nhượng bộ quá nhiều. Ông cho rằng việc ký kết thỏa thuận là một "bước đi can đảm, lịch sử và cần thiết cho người dân".

Những căng thẳng liên quan đến tên gọi Macedonia xuất hiện từ thời kỳ Nam Tư tan rã và một phần của nó đã hình thành nên Macedonia đặt tên là Cộng hòa Nam Tư cũ Macedonia – FYROM

Hi Lạp từ lâu đã cật lực phản đối việc sử dụng cái tên Macedonia vì cho rằng người láng giềng ngụ ý muốn bao gồm cả tỉnh phía bắc Hi Lạp có tên Macedonia vào lãnh thổ Macedonia .

HỒNG VÂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Tổng thống Iran lần đầu tiên tiết lộ việc ông từng bị Israel mưu sát hụt trong giai đoạn hai nước căng thẳng vì chiến sự 12 ngày.

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga, ông Roman Starovoit, được tìm thấy chết trong ô tô chỉ vài giờ sau khi bị sa thải.

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Chính quyền Tehran đặt hạn chót ngày 6-7 những người Afghanistan không có giấy tờ tại nước này phải rời khỏi lãnh thổ Iran, tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho chính quyền Kabul.

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Israel đã phát động chiến dịch “Cờ đen” nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen sau nhiều tháng leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ.

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc

Tòa án bang Victoria (Úc) kết luận bà Erin Patterson giết 3 người, mưu sát 1 người bằng nấm độc trong bữa trưa hồi tháng 7-2023.

Người phụ nữ Úc cuối cùng cũng thừa nhận giết gia đình chồng bằng nấm độc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar