24/05/2024 08:00 GMT+7

Hướng nghiệp cho con thế nào trong kỷ nguyên AI?

Trang bị cho giới trẻ những kỹ năng để thích nghi với sự thay đổi trở thành điều không thể thiếu từ trên ghế nhà trường.

Hội thảo hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 - 12 tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS).

Hội thảo hướng nghiệp cho học sinh lớp 9 - 12 tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS).

Số liệu về sự tác động của AI, đặc biệt AI tạo sinh (Generative AI) đến thị trường việc làm còn nhiều tranh cãi, nhưng có một sự thật được đồng tình: ‘AI sẽ không thay thế bạn, nhưng những người có thể dùng AI sẽ làm điều đó’.

Vì vậy, người lao động ngày nay không chỉ cần ‘nâng cấp’ kỹ năng để làm chủ thế giới do AI thúc đẩy, mà còn phải theo kịp tốc độ thay đổi của ngành nghề để không bị ‘lỗi thời’.

Trong bối cảnh nghề nghiệp thay đổi chóng mặt, sẽ là thách thức cho các bậc phụ huynh, thường có thế mạnh và hiểu biết chuyên sâu trong một số lĩnh vực, để cho con những tư vấn đầy đủ và chính xác.

Bên cạnh đó, khoảng cách thế hệ, sự ảnh hưởng của các nhân tố toàn cầu hóa… là những rào cản lớn. Do đó, để hướng nghiệp đúng và kịp thời, cần thiết có sự chung tay của cả gia đình và nhà trường.

Làm những công việc chưa tồn tại 

Ông Gilles Mahe - CEO của XCL Education, tập đoàn giáo dục sở hữu hệ thống Trường Quốc tế Việt Úc (VAS) và 16 trường khác tại Singapore, Malaysia và Thái Lan - trong buổi chia sẻ với học sinh tại sự kiện VAS Talk đầu năm học khẳng định:

‘60% các bạn sẽ làm việc trong những ngành nghề hiện nay chưa tồn tại. Nhà trường không thể chuẩn bị cho các bạn những kỹ năng của các ngành nghề chưa xuất hiện, nhưng có thể đào tạo để các bạn trở thành những người sẵn sàng đón nhận các công việc đó’.

Ông Gilles Mahe và Helly Tống chia sẻ cùng học sinh Trường Quốc tế Việt Úc (VAS)

Ông Gilles Mahe và Helly Tống chia sẻ cùng học sinh Trường Quốc tế Việt Úc (VAS)

Để làm điều đó, VAS đã triển khai chương trình ‘Tư vấn hướng nghiệp và Chuẩn bị vào đại học’ (University and Career Counseling Center - UCCC) từ năm 2017.

Lộ trình hướng nghiệp tại VAS được xây dựng trên các nguyên lý khoa học, thực hiện xuyên suốt cho học sinh từ lớp 8 - 12, đảm bảo mỗi học sinh đều nhận được tư vấn cần thiết trước các cột mốc quan trọng.

Chương trình cung cấp các tư vấn thiết thực như: khảo sát tính cách và thiên hướng nghề nghiệp, các buổi định hướng chung, tư vấn 1:1, tham quan trường đại học, hội thảo hướng nghiệp… Qua đó, học sinh được khám phá bản thân, xác định ngành học phù hợp với năng lực và nguyện vọng, từ đó có kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu.

Quy trình UCCC tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS)

Lời khuyên khi chọn ngành: Sinh tồn, Hạnh phúc, Hữu ích, Bền vững

Vừa qua, VAS tổ chức thành công chuỗi bốn buổi hội thảo hướng nghiệp ‘Career Talk’ cho học sinh và phụ huynh từ lớp 9 -12, gồm: ‘Lựa chọn điểm đến’, ‘Tiếp cận chuyên sâu ngành học mơ ước’, ‘Đồng hành cùng con chinh phục ngành nghề và trúng tuyển đại học mơ ước’ và ‘Khám phá cuộc sống sinh viên’.

Tại chương trình, tiến sĩ, giảng viên, huấn luyện viên tâm lý Vũ Phi Yên chia sẻ: Hướng nghiệp nên bắt đầu với câu hỏi ‘tại sao?’ và ‘con có khả năng sinh tồn, sống hạnh phúc và sống hữu ích với ngành nghề đó hay không?’.

Theo cô Yên, việc chọn ngành nghề có thể ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, như ký ức khi còn nhỏ, một bộ phim, cuốn sách, trò chơi yêu thích… Nếu ba mẹ đồng hành cùng con đủ lâu thì có thể dễ dàng nhận biết điều mà con thực sự yêu thích và phù hợp.

‘Đặc biệt, ảnh hưởng của văn học và phim ảnh trong việc chọn nghề là rất lớn. Cha mẹ có thể cùng con xem phim, đọc sách để khám phá đam mê thực sự của con’, cô Yên chia sẻ.

Về lo lắng con chọn sai ngành, cô Yên khẳng định: ‘Không có bước đi sai lầm nào thật sự là sai lầm nếu thái độ của chúng ta trong từng giai đoạn đều là toàn tâm toàn ý’.

Tiến sĩ Vũ Phi Yên tại hội thảo VAS Career Talk

Tiến sĩ Vũ Phi Yên tại hội thảo VAS Career Talk

Diễn giả Hoàng Lam, nhà sáng lập và CEO Trung tâm Anh ngữ du học Etest Vietnam, đại sứ danh dự bang Arkansas - Mỹ, bổ sung thêm từ khóa ‘bền vững’. Đây là một trong những xu hướng trong ngành quản trị kinh doanh cũng như tất cả ngành nghề.

Cũng tại chương trình, diễn giả Hải Nhân, nhà sáng lập & CEO Geek UP, cũng chia sẻ những con số ý nghĩa như: năng suất lao động của một nhân sự trong lĩnh vực công nghệ thông tin cao gấp tám lần so với ngành khác, ngành công nghệ thông tin đang hỗ trợ cho tất cả các ngành nghề và 2/3 sinh viên tốt nghiệp ngành công nghệ thông tin hiện nay chưa sẵn sàng đi làm ngay.

Qua đó có thể thấy một trong các yếu tố cân nhắc khi chọn ngành là giá trị đóng góp của ngành cho xã hội. Đây cũng là một yếu tố trong từ khóa ‘hữu ích’ mà diễn giả Phi Yên đề cập.

Ngoài ra, học sinh cần tìm hiểu rõ nhu cầu của doanh nghiệp, các kỹ năng cần của mỗi ngành, từ đó có kế hoạch học tập và phát triển kỹ năng để trở thành những người lao động được doanh nghiệp chào đón.

Diễn giả Hải Nhân tại hội thảo VAS Career Talk

Diễn giả Hải Nhân tại hội thảo VAS Career Talk

Để tìm hiểu về chương trình hướng nghiệp và các lộ trình học tập tại Trường Quốc tế Việt Úc (VAS), phụ huynh và học sinh liên hệ qua:

- Website: https://www.vas.edu.vn/

- Hotline: 0911 26 77 55

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Tối 11-5, bốn công trình xuất sắc thuộc các lĩnh vực bảo vệ vật nuôi và môi trường, khoa học sức khỏe, công nghệ - kỹ thuật, khoa học xã hội và nhân văn đã được trao giải thưởng Bảo Sơn trị giá 120.000 USD (hơn 3 tỉ đồng/công trình).

Bốn nhà khoa học nhận giải thưởng Bảo Sơn 2024, hơn 3 tỉ đồng mỗi công trình

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Bên cạnh ủng hộ, không ít ý kiến lo ngại, băn khoăn về dự thảo thông tư về khen thưởng và kỷ luật học sinh mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến từ ngày 6-5 đến ngày 6-7-2025.

Dự kiến bỏ hình thức kỷ luật đình chỉ học tập: Lo giáo viên, nhà trường gặp khó

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến dự thảo thông tư quy định về khen thưởng và kỷ luật học sinh. Dự thảo đã thu hút nhiều ý kiến đa chiều của giáo viên, học sinh và những người đang công tác trong ngành giáo dục.

Dự thảo kỷ luật học sinh: Cần nhân văn nhưng cũng phải đủ sức răn đe

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Không kỷ luật bằng hình thức đình chỉ học, nhưng chỉ viết bản kiểm điểm thì liệu học sinh có thực sự chuyển biến tốt về nhận thức, hành vi?

Bỏ kỷ luật đình chỉ học sinh, cho viết bản kiểm điểm liệu có tác dụng?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng

Phụ huynh ở TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) thắc mắc tại sao chương trình 'Toán bằng tiếng Anh' (iSmart, do Công ty cổ phần giáo dục iSmart triển khai) được đưa vào chính khóa và thu tiền?

Phụ huynh bức xúc việc môn kỹ năng đưa vào chính khóa, Sở Giáo dục và Đào tạo lên tiếng
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar