01/12/2020 10:04 GMT+7

Hướng đến phát triển bền vững

HẢI KIM
HẢI KIM

TTO - Vượt qua hơn 1.000 hồ sơ để lọt vào danh sách 124 doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam - Vietnam Value 2020 là sự khẳng định cho những nỗ lực phát triển thương hiệu Việt của các doanh nghiệp.

Hướng đến phát triển bền vững - Ảnh 1.

Các doanh nghiệp VN đang đẩy mạnh tự động hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm - Ảnh: T.X.

Việc được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã trở thành bệ đỡ giúp các doanh nghiệp Việt cất cánh trên "chiến trường" quốc tế.

Chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã hướng doanh nghiệp đến con đường phát triển bền vững, làm chủ thị trường trong nước và dần sánh được với doanh nghiệp trong khu vực, dần bỏ cách kinh doanh ăn xổi ở thì.

Ông Lê Đức Nghĩa

Giá trị thương hiệu tăng sau mỗi lần được công nhận

Ông Lê Đức Nghĩa, tổng giám đốc Công ty gỗ An Cường, cho biết dù đây không phải lần đầu tiên doanh nghiệp có sản phẩm được công nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhưng cảm xúc mỗi lần được công nhận luôn mới.

"So với hai năm trước, đến nay giá trị thương hiệu của đơn vị tăng nhiều lần, thu hút sự tham gia rót vốn của các quỹ đầu tư ngoại như VinaCapital, Sumitomo Forestry, DEG - Đức...", ông Nghĩa cho biết.

Theo đại diện doanh nghiệp này, niềm tin của người tiêu dùng trong nước lẫn quốc tế với thương hiệu Việt hiện nay rất cao. 

Dù dịch COVID-19 vừa qua ảnh hưởng rất nhiều đến doanh nghiệp trong ngành gỗ nhưng bản thân An Cường may mắn chịu tác động ít hơn, một phần nhờ cân đối tốt cả thị trường nội địa và xuất khẩu. 

Hàng xuất khẩu vẫn duy trì xuất sang các nước Úc, Mỹ, Nhật và châu Âu... trong khi thị trường nội địa vẫn ghi nhận tăng trưởng.

Ở ngành hàng thực phẩm, bánh kẹo, ông Trần Lệ Nguyên, tổng giám đốc Tập đoàn Kido, cũng chia sẻ việc được Nhà nước công nhận là Thương hiệu quốc gia Việt Nam chính là một bước để Kido có nhiều hơn các cơ hội tiếp tục gia tăng tầm ảnh hưởng tại thị trường nội địa, mở ra cơ hội lớn tiếp cận và tiến xa hơn sang các nước trên thế giới.

"Kinh Đô trước đây và bây giờ là Kido đã lần thứ 7 có mặt trong Thương hiệu quốc gia Việt Nam kể từ khi chương trình này ra đời. Đó là nỗ lực duy trì chất lượng chinh phục người tiêu dùng, uy tín về hàng Việt. 

Hiện chúng tôi có đến 2 ngành hàng hiện đang trong top dẫn đầu ngành hàng thị trường tại Việt Nam là kem với 43,5% thị phần và dầu ăn chiếm trên 30% thị phần", ông Nguyên nói.

Nâng tầm ảnh hưởng cho thương hiệu Việt

Theo ông Nguyễn Phúc Khoa - chủ tịch hội đồng quản trị Vissan, các sản phẩm của công ty nằm trong danh mục nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2020 gồm có đồ hộp, lạp xưởng, giò các loại, thịt nguội, sản phẩm chế biến đông lạnh và chế biến khô. 

Chứng nhận này khẳng định mục tiêu hướng đến trở thành thương hiệu thực phẩm hàng đầu Việt Nam, ghi nhận những nỗ lực của công ty suốt những năm vừa qua, bên cạnh đó cũng là động lực thúc đẩy công ty ngày càng phát triển.

"Chúng tôi sẽ tiếp tục lấy lợi ích của người tiêu dùng làm mục tiêu phát triển, đẩy mạnh thương hiệu thực phẩm uy tín, chất lượng và dinh dưỡng đối với người tiêu dùng bằng việc áp dụng nghiên cứu khoa học, phát triển những dòng sản phẩm tối ưu cho người tiêu dùng. 

Đồng thời sẽ mở rộng các kênh phân phối bán hàng, triển khai liên kết với các đối tác kinh doanh để tiếp cận rộng rãi đến người tiêu dùng trong nước và các quốc gia, khu vực", ông Khoa nói.

Các doanh nghiệp nhận chứng nhận Thương hiệu quốc gia Việt Nam đều cho biết một trong những giá trị trở thành điểm nhấn của chương trình này chính là sự phân bổ đều thương hiệu giữa các ngành hàng. 

Nhờ vậy, doanh nghiệp trong các ngành này sẽ bổ trợ, "cõng" nhau cùng phát triển chứ không lấn át nhau.

Theo ông Trần Lệ Nguyên, tầm ảnh hưởng của Việt Nam ngày càng lớn và đang được khẳng định, nhất là sau đại dịch COVID-19. Hiện rất nhiều quốc gia, doanh nghiệp nước ngoài muốn giao thương, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam.

Ông Nguyễn Phúc Khoa cũng cho rằng sự bảo trợ từ Nhà nước đối với các thương hiệu sản phẩm chất lượng và uy tín từ Thương hiệu quốc gia Việt Nam đã giúp các doanh nghiệp Việt Nam có được vị thế trong đàm phán thương mại, nhanh chóng đẩy mạnh phát triển thương hiệu và đưa sản phẩm của mình ra thế giới.

Chương trình Thương hiệu quốc gia Việt Nam nhằm mục tiêu xây dựng hình ảnh Việt Nam là quốc gia có uy tín về hàng hóa và dịch vụ, nâng cao sức cạnh tranh cho các thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước và quốc tế.

Đây là chương trình xúc tiến thương mại đặc thù, dài hạn và duy nhất của Chính phủ nhằm xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia thông qua thương hiệu sản phẩm; khuyến khích các doanh nghiệp chia sẻ và theo đuổi các giá trị cốt lõi Chất lượng - Đổi mới sáng tạo - Năng lực tiên phong.

Vinamilk: 6 lần liên tiếp được vinh danh thương hiệu quốc gia

"Với Vinamilk, thương hệu quốc gia không chỉ là sự công nhận, mà còn là trọng trách. Vinamilk đã xây dựng một thương hiệu xứng đáng vị thế thương hiệu quốc gia trên thị trường quốc tế" - bà Bùi Thị Hương, giám đốc điều hành của Vinamilk, cho biết.

HẢI KIM

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sau sáp nhập, những tỉnh thành nào có 2 sân bay?

Sau sáp nhập, 5 tỉnh/thành phố có 2 sân bay dân dụng bao gồm TP.HCM, Đà Nẵng, Gia Lai, Đắk Lắk, An Giang.

Sau sáp nhập, những tỉnh thành nào có 2 sân bay?

Chỉ nửa năm, khách du lịch đến TP.HCM tăng mạnh, doanh thu 118.000 tỉ đồng

Hơn 22 triệu lượt khách và doanh thu gần 118.000 tỉ đồng chỉ trong 6 tháng đầu năm 2025, ngành du lịch TP.HCM ghi nhận thành tích vượt xa kỳ vọng.

Chỉ nửa năm, khách du lịch đến TP.HCM tăng mạnh, doanh thu 118.000 tỉ đồng

Công ty Đại Quang Minh và Tập đoàn Sơn Hải sẽ khởi công cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vào 19-8

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có báo cáo gửi Bộ Xây dựng về tình hình triển thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Dầu Giây - Tân Phú (giai đoạn 1).

Công ty Đại Quang Minh và Tập đoàn Sơn Hải sẽ khởi công cao tốc Dầu Giây - Tân Phú vào 19-8

Ông Trump thông báo thuế cho 12 nước bằng thư, cảnh báo áp thuế lên tới 70% từ 1-8

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã ký thư gửi đến 12 quốc gia, nêu rõ mức thuế áp với hàng hóa xuất khẩu sang Mỹ, trong đó mức thuế mới có thể lên đến 70%.

Ông Trump thông báo thuế cho 12 nước bằng thư, cảnh báo áp thuế lên tới 70% từ 1-8

TP.HCM tăng tốc lo thủ tục để khởi công metro số 2

TP.HCM đang đẩy nhanh tiến độ giải quyết các thủ tục, để sớm khởi công metro số 2 (Bến Thành - Tham Lương).

TP.HCM tăng tốc lo thủ tục để khởi công metro số 2

Lộ diện vị trí tổ hợp pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - dự án quy mô 10.750 tỉ

Phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Phan Thái Bình vừa ký phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất tại dự án tổ hợp công trình Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng.

Lộ diện vị trí tổ hợp pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - dự án quy mô 10.750 tỉ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar