22/10/2021 12:40 GMT+7

Hưởng cơ chế ưu đãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hải Phòng sẽ được quyết thu phí, đất đai?

N.AN
N.AN

TTO - Các địa phương Nghệ An, Thanh hóa, Huế và Hải Phòng sẽ được hưởng cơ chế ưu đãi, đặc thù về chính sách phí, dư nợ vay và cơ chế đất đai.

Hưởng cơ chế ưu đãi, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Hải Phòng sẽ được quyết thu phí, đất đai? - Ảnh 1.

Tờ trình thẩm tra về cơ chế chính sách đặc thù cho 4 địa phương nêu vấn đề thận trọng khi chuyển đổi sử dụng đất rừng đặc dụng - Ảnh: Quochoi.vn

Sáng 22-10, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo nghị quyết của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Hải Phòng và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế.

Trình bày dự thảo, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho hay cơ chế đặc thù nhằm phát huy được tiềm năng, thế mạnh, có tác động lan tỏa vùng miền nhưng cũng phù hợp khả năng cân đối ngân sách, tăng phân cấp phân quyền, tính tự chủ.

Theo đó, các tỉnh sẽ được hưởng cơ chế về chính sách dư nợ vay, như tỉnh Thừa Thiên Huế, Nghệ An được vay với tổng mức dư nợ vay không vượt quá 40%; Hải Phòng, Thanh Hóa được vay không vượt quá 60%.

Ngoài ra, dự thảo nghị quyết cũng cho thực hiện thí điểm thực hiện chính sách phí, lệ phí và ngân sách sẽ được hưởng 100% số thu tăng thêm. Với Thừa Thiên Huế, phí tham quan di tích sẽ được thu đầy đủ vào ngân sách nhà nước nhưng địa phương sẽ được bố trí đầu tư tương ứng để thực hiện đầu tư trùng tu di tích.

Đáng chú ý, nghị quyết cũng cho phép các địa phương được chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ trên cơ sở lấy ý kiến người dân. Đơn cử, Nghệ An, Thanh Hóa được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa với quy mô 500ha, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng với quy mô dưới 50ha, rừng sản xuất dưới 1.000ha.

Cơ bản đồng tình việc thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển các địa phương trên, nhưng trong tờ trình thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính ngân sách Nguyễn Phú Cường lưu ý thực hiện chính sách phí, lệ phí phải có lộ trình, tạo môi trường sản xuất, kinh doanh thuận lợi.

Đặc biệt, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt, mang lại hiệu quả thiết thực, không ảnh hưởng đến an ninh, trật tự xã hội, môi trường và phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực, ổn định đời sống người dân, gắn trách nhiệm cụ thể.

Đáng chú ý là có ý kiến chưa tán thành với chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng đặc dụng, do lo ngại không bảo vệ được rừng đã gây hậu quả nghiêm trọng, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững, tạo tiền lệ không tốt.

Đồng tình, đại biểu Nguyễn Công Long, ủy viên thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, đề nghị cần có đánh giá tác động kỹ lưỡng hơn. Bởi theo ông Long, việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất rừng, đất lúa, rừng đặc dụng sẽ ảnh hưởng không chỉ 5 năm mà rất lâu sau này.

"Dự thảo nêu chuyển đổi sử dụng đất, nhưng mới nhìn ở góc độ thủ tục hành chính, còn việc tác động đến môi trường, môi sinh ra sao thì chưa có đánh giá. Việc chuyển đổi đất rừng sau này không thực hiện nữa thì kết quả và hiệu quả sử dụng đất thế nào. Bởi đây là những tỉnh có đất rừng lớn, không chỉ quốc phòng an ninh mà là môi trường sống hàng triệu đồng bào" - đại biểu Long đặt vấn đề.

Vì sao cho các địa phương hưởng cơ chế đặc thù?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh các cơ chế chính sách này được thí điểm thực hiện, sau đó sẽ tổng kết, đánh giá và nhân rộng ra toàn quốc. Lý giải vì sao các địa phương này được hưởng cơ chế đặc thù, ông Huệ cho hay Hải Phòng là một trong những tam giác phát triển phía Bắc, phát triển mạnh mẽ cả về tăng trưởng, thu ngân sách, hạ tầng, nông thôn mới.

Với Thừa Thiên Huế cũng có tốc độ phát triển rất tốt, nhưng đặc thù là vùng nông thôn rất khó khăn, nên khó đạt tiêu chí thành phố trực thuộc trung ương. Theo nghị quyết của Bộ Chính trị, Huế là thành phố di sản trực thuộc trung ương nên cần có cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ cho thành phố di sản.

Với Thanh Hóa, phấn đấu là một trong tứ giác phát triển phía Bắc, nhưng miền Tây Thanh Hóa rất khó khăn, trong khi động lực kinh tế chính là Nghi Sơn. Tương tự, Nghệ An có dân số thứ 4 cả nước, đang xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, nên cần có cơ chế để những địa phương này phát triển hơn.

Đề xuất lập khu thương mại tự do ở Hải Phòng, Quốc hội đề nghị nghiên cứu kỹ lưỡng

TTO - Với đề xuất thành lập khu thương mại tự do tại Hải Phòng để tạo cơ chế đặc thù cho phát triển, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cần nghiên cứu thận trọng, kỹ lưỡng để bảo đảm tính thuyết phục, tạo sự đồng thuận cao.

N.AN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ trưởng công an xã

Trưởng Công an xã Tam Hiệp (huyện Thanh Trì, Hà Nội) bị đình chỉ công tác để làm rõ trách nhiệm trong vụ tai nạn liên hoàn giữa ô tô với 6 xe máy hôm 9-5.

Ô tô tông liên hoàn 6 xe máy: Đình chỉ trưởng công an xã

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh nhiệm vụ phát triển thành phố Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á.

Phát triển Hải Phòng sánh vai với các thành phố tiêu biểu ở châu Á

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Với việc mạnh dạn cải cách thủ tục hành chính, các dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thời gian hàng trăm ngày, tiết kiệm rất lớn cho nhà đầu tư, doanh nghiệp.

Dự án đầu tư vào Bình Định được rút ngắn thủ tục cả trăm ngày

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Thành phố Đà Nẵng sẽ ưu tiên tuyển sinh học sinh là con cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh Quảng Nam đang công tác tại các cơ quan, đơn vị thuộc diện sáp nhập.

Đà Nẵng ưu tiên tuyển sinh con cán bộ Quảng Nam sau sáp nhập

Đồng Nai: Dông lốc làm nhiều cây gỗ lớn ngã đổ, một phụ nữ bị thương

Mưa lớn kèm dông lốc khiến nhiều nhà dân ở Đồng Nai tốc mái, cây gỗ lớn ngã đổ ra đường đè trúng một phụ nữ bị thương.

Đồng Nai: Dông lốc làm nhiều cây gỗ lớn ngã đổ, một phụ nữ bị thương

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành 3 nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về công tác cán bộ.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký các nghị quyết về công tác cán bộ
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar