26/02/2024 20:50 GMT+7

Hungary phê chuẩn cho Thụy Điển vào NATO

Quốc hội Hungary phê chuẩn việc kết nạp Thụy Điển trong ngày 26-2, xóa bỏ rào cản cuối cùng của quốc gia Bắc Âu này trên đường vào NATO.

Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu trước cuộc bỏ phiếu phê chuẩn Thụy Điển vào NATO ngày 26-2 - Ảnh: REUTERS

Thủ tướng Hungary Viktor Orban phát biểu trước cuộc bỏ phiếu phê chuẩn Thụy Điển vào NATO ngày 26-2 - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters, cuộc bỏ phiếu tại Quốc hội Hungary ngày 26-2 có kết quả 188 phiếu thuận và 6 phiếu chống, chấm dứt nhiều tháng tranh cãi giữa các đồng minh của Hungary nhằm thuyết phục chính phủ theo chủ nghĩa dân tộc tại Hungary dỡ bỏ việc ngăn cản tư cách thành viên NATO của Thụy Điển.

Cuộc bỏ phiếu được dự báo diễn ra suôn sẻ, sau chuyến thăm của Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson hồi tuần trước. Trong đó hai nước đã ký một thỏa thuận vũ khí, chấm dứt nhiều tháng trì hoãn việc phê chuẩn đường vào NATO của Thụy Điển.

Phát biểu tại Quốc hội Hungary trước cuộc bỏ phiếu, Thủ tướng Hungary Viktor Orban khẳng định hợp tác quốc phòng Thụy Điển - Hungary và việc Thụy Điển gia nhập NATO sẽ tăng cường an ninh của Hungary.

"Vì vậy, tôi đề nghị các nhà lập pháp phê chuẩn việc Thụy Điển gia nhập NATO trong cuộc bỏ phiếu ngày hôm nay", Reuters dẫn lời ông Orban kêu gọi.

Thụy Điển đã từ bỏ chính sách trung lập sau khi xung đột Nga và Ukraine bùng nổ năm 2022. Phần Lan, nước láng giềng Thụy Điển, đã trở thành thành viên NATO vào năm ngoái.

Tuy nhiên, Stockholm lại gặp nhiều khó khăn hơn khi Thổ Nhĩ Kỳ và Hungary - hai nước vốn duy trì mối quan hệ tốt hơn với Nga so với các thành viên khác trong NATO - đưa ra phản đối.

Thổ Nhĩ Kỳ từ chối phê chuẩn vì các vấn đề giữa họ với Thụy Điển liên quan các nhân vật người Kurd ở quốc gia Bắc Âu này. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan cũng đặt điều kiện phê chuẩn phải đi kèm với việc Mỹ chấp thuận bán máy bay chiến đấu F-16 cho nước này.

Stockholm sau đó thay đổi một số luật và nới lỏng các quy định về bán vũ khí để xoa dịu Thổ Nhĩ Kỳ nhằm nhận được cái gật đầu của Ankara.

Sự gia nhập của Thụy Điển, quốc gia không có chiến tranh kể từ năm 1814, và Phần Lan là sự mở rộng đáng kể nhất của NATO từ những năm 1990.

Thụy Điển đã tăng cường hợp tác với liên minh do Mỹ dẫn dắt trong những năm gần đây, góp sức vào các hoạt động ở những nơi như Afghanistan. Tư cách thành viên của nước này sẽ củng cố an ninh của liên minh ở sườn phía bắc.

Việc gia nhập của Thụy Điển cũng sẽ giúp NATO có thêm các tàu ngầm tiên tiến phù hợp với điều kiện biển Baltic và một phi đội máy bay chiến đấu Gripen tiên tiến. Stockholm đang tăng chi tiêu quân sự và dự kiến đạt quy định 2% GDP của NATO trong năm nay.

Cấu trúc an ninh thay thế NATO của Ukraine

Chuỗi động thái ký kết một loạt sáu hiệp định an ninh song phương giữa Ukraine với các đối tác phương Tây vừa qua đã cho thấy sự hiệu quả của quá trình chuyển đổi tư duy "dùng bộ phận thay thế tổng thể" để tiếp cận khối NATO của Ukraine.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Gần đây, tại các nước như Thái Lan và Việt Nam, một số người Hàn Quốc đã có hành vi thiếu chuẩn mực như đánh nhau tập thể hay hành hung người bản địa, khiến dư luận chỉ trích gay gắt.

Dư luận Hàn Quốc xấu hổ vì hành vi kém văn minh của du khách nước mình

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Tổng thống Trump tự tin nước Anh sẽ chiến đấu để bảo vệ Mỹ nếu xảy ra chiến tranh, nhưng hoài nghi các nước EU và NATO sẽ làm điều tương tự, viện dẫn đây là lý do ông cân nhắc áp thuế 30% hàng hóa châu Âu.

Ông Trump: Anh sẽ chiến đấu vì Mỹ nếu có chiến tranh, đặt dấu hỏi với EU và NATO

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Thủ tướng Ukraine Denys Shmyhal ngày 15-7 tuyên bố đã đệ đơn từ chức, mở đường cho cuộc cải tổ nội các lớn chưa từng có của quốc gia này kể từ khi xung đột với Nga nổ ra vào tháng 2-2022.

Thủ tướng Ukraine đệ đơn từ chức, chuẩn bị cải tổ nội các quy mô lớn

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Liên quan đến xung đột Gaza, các nước EU vẫn đang loay hoay tìm kiếm sự đồng thuận tập thể, khi nội bộ khối tiếp tục chia rẽ sâu sắc về các biện pháp trừng phạt Israel.

Châu Âu tranh cãi gay gắt về biện pháp trừng phạt Israel vì chiến sự Gaza

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Ngày 15-7, Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đã có buổi tiếp Đô đốc Jirapol Wongwit, tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan.

Thượng tướng Nguyễn Văn Hiền tiếp Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Thái Lan

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự

Nhật Bản cảnh báo các hoạt động quân sự ngày càng leo thang của Trung Quốc đang tạo ra mối đe dọa nghiêm trọng chưa từng có đối với an ninh quốc gia, buộc họ phải tăng chi tiêu quốc phòng và củng cố liên minh với Mỹ.

Nhật Bản lo ngại an ninh bị đe dọa khi Trung Quốc tăng áp lực quân sự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar