03/04/2019 15:24 GMT+7

Huế đã đi về cõi trăm năm

MAI VINH
MAI VINH

TTO - Cõi trăm năm đã đón Huế vào khuya ngày 2-4. Giây phút không ai mong đợi đã đến với cô gái 23 tuổi đầy lạc quan và được nhiều người biết đến với con đường cô lựa chọn 'một ngày sống cả trăm năm'.

Huế đã đi về cõi trăm năm - Ảnh 1.

Luôn chuẩn bị cho cái chết nhưng Phạm Thị Huế chưa bao giờ thôi ước ao được tiếp tục sống - Ảnh: M.VINH

Phạm Thị Huế (xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình) phát hiện bị ung thư gan cách nay đã 7 năm. Thời điểm đó, Huế đang là học sinh cấp III.

Bác sĩ dự tính cô chỉ có thể kéo dài sự sống được 6 tháng nhưng Huế đã nỗ lực để có thể chống chọi được với bệnh tật gần 7 năm.

Cuối năm 2018, Huế đã có được tấm bằng đại học mà cô mong ước trong tay. Mỗi ngày trôi qua của 7 năm chống chọi những cơn đau ung thư, Huế đều đi trọn trăm năm: học, làm việc, yêu, hoạt động xã hội để động viên những người cùng đồng cảnh ngộ và đón nhận những cơn đau.

Mỗi ngày Huế đều động viên mình sống nhưng không quên sắp xếp cho một chuyến đi xa.

Huế đã đi về cõi trăm năm - Ảnh 2.

Huế đến Đà Lạt để tham gia dự án cộng đồng khi căn bệnh đã bước vào giai đoạn cuối - Ảnh: M.VINH

Chúng tôi gặp Huế cách đây gần nửa năm tại Lâm Đồng khi cô tham gia dự án cộng đồng "Hành trình Memento Mori, đi qua cái chết để nghĩ về sự sống" do tiến sĩ Đặng Hoàng Giang và đạo diễn Macus Mạnh Cường Vũ thực hiện.

Khi ấy tình trạng bệnh của cô đã ở giai đoạn cuối. Những cơn đau thường xuyên đẩy cô đến gần với cõi chết. Tôi hỏi Huế, khi cơn đau đi qua việc đầu tiên của Huế là gì?

Giữa khu rừng thông của nhà thờ Ka Đơn gió lạnh ầm ào, cô bảo: "Em cười. Mừng vì mình còn sống". Đó là những ngày cô gái nhỏ bé ấy suy nghĩ nhiều về giá trị của sự sống, nhất là khi quá ngắn ngủi đối với cô.

"Em sống trọn từng ngày, trải đủ yêu thương và cả những cơn đau. Chuẩn bị cho điểm đến cuối cùng mà ai cũng phải đến trong đời để khi em đi con đường riêng của em, những người ở lại nhớ em nhưng không đau lòng vì em đã sống đủ phần của riêng em. Mỗi đêm nhắm mắt lại, có nghĩa em đã đi trọn hành trình trăm năm trong một ngày".

Huế đã đi về cõi trăm năm - Ảnh 3.

Huế diễn trên sân khấu của dự án "Hành trình Memento Mori…" cùng diễn viên Hồng Ánh và những người đang bị ung thư hoặc có người thân bị ung thư - Ảnh: M.VINH

Giữa tháng 2- 2019, khi nhìn thấy đã gần đến lúc phải tạm biệt để đi con đường riêng của mình, khi khối u đã di căn khắp vùng bụng khiến cô trông như người mang thai ở tháng thứ 6, Huế đi đăng ký hiến tạng.

Cô gửi lại giác mạc sau khi qua đời. Với cô, đó là phần tạng có thể duy nhất mà một người đã trải qua những đợt hóa trị có thể gửi lại.

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, người có nhiều cuộc trao đổi gần gũi với Huế trong dự án cộng đồng "Hành trình Memento Mori…", mô tả hôm Huế đi hiến tạng, ông biết đó là lúc Huế có thể nhìn rõ cánh cửa sự sống đã đóng lại.

Cái cách Huế mở cánh cửa tử tự nhiên như dòng chảy không cưỡng được của thời gian khiến ông xúc động.

Huế đã đi về cõi trăm năm - Ảnh 4.

Phạm Thị Huế thường kể về những cơn đau của người mắc ung thư với thái độ nhẹ tênh - Ảnh: M.VINH

Huế khiến tôi ngưỡng mộ vì không trốn chạy cái chết

Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang

Trong cái nhìn của tiến sĩ Đặng Hoàng Giang, Huế là người ông ngưỡng mộ vì không trốn chạy cái chết".

Ông nói: "Em ý thức được sự hữu hạn của thời gian sống và điềm tĩnh đón nhận. Đối với người đồng cảnh ngộ, họ quay quắt và sợ hãi.

Huế nhìn thẳng vào cái chết nhưng vẫn có sự bình tĩnh, thanh thản chứ không buồn bã. Có nhiều người lớn hơn, trải nghiệm sâu sắc hơn vẫn không làm được điều đó. Điều đáng cảm phục ở Huế, khi đã chấp nhận hành trình đặc biệt của mình thì cô còn tìm mọi cách để mang niềm vui cho mọi người, giúp nhiều người tìm được cảm hứng cho những ngày sống còn lại".

Ngay trong những cơn đau khủng khiếp, Huế vẫn thích sống. Ngay khi đang chuẩn bị cho hành trình cuối cùng - chết, Huế vẫn mong sẽ sống.

Khi mọi người đang bàn về cái chết nhân đạo cho những bệnh nhân không thể cứu chữa, Huế bảo: "Cơn đau của ung thư còn đáng sợ hơn cái chết nhưng khi chết rồi em không còn biết mình đau, không còn những buồn vui. Ôi, em muốn mình được sống".

Huế đã đi về cõi trăm năm - Ảnh 6.

Huế giao lưu cùng người dân ở xã Ka Đô (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng). Cô kể những nỗi đau mà người mắc bệnh ung thư phải trải qua để mọi người có thể hiểu và chia sẻ - Ảnh: M.VINH

Cuộc sống với Huế không dừng lại khi cô đã nhắm mắt. Huế đã kịp mở ra những cảm xúc an lành yêu sống cho những người bệnh lẫn những người khỏe mạnh trên hành trình cô đi qua cái chết ngay khi đang sống.

Huế, cô gái đã về cõi trăm năm...

TTO - Cuộc rong chơi ngắn ngủi có 24 năm của Phạm Thị Huế ở trần gian, trong đó có 7 năm chiến đấu với căn bệnh ung thư đã ngừng lại. Nhưng điều tiếc nuối nhất của cô, là ước mong hiến tặng giác mạc cho người nào đó đang ở lại, đã không thành.

MAI VINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Trận mưa như trút nước tối 5-7 khiến nước chảy qua đoạn đường Âu Cơ rất dữ tợn và đã cuốn một người đàn ông xuống kênh thoát nước.

Cứu người đàn ông ở Đà Nẵng bị cuốn trôi xuống kênh 30m, bám vào cành cây

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Lãnh đạo Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam khẳng định công đoàn sẽ bảo vệ quyền lợi của cán bộ công đoàn bị ảnh hưởng bởi sắp xếp.

Sẽ hỗ trợ hơn 500 cán bộ công đoàn nghỉ việc do sắp xếp

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Chiều 5-7, chương trình giao lưu bóng đá Việt - Nhật 2025 diễn ra sôi động tại làng thể thao Tuyên Sơn (TP Đà Nẵng), thu hút đông đảo khán giả đến cổ vũ.

Sôi nổi giải bóng đá gắn kết văn hóa Việt - Nhật 2025

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Một trong những thách thức lớn nhất đối với các bậc cha mẹ hiện đại là biết chấp nhận để con sai và học từ thất bại.

Tâm lý học thể thao: Dám thua sẽ có ngày chiến thắng

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Ngày 5-7, người dân thủ đô Paris đã đổ xô xuống tắm trong sông Seine khi chính quyền lần đầu tiên cho công chúng bơi tại đây kể từ năm 1923.

Lần đầu sau hơn 100 năm, người dân Pháp được bơi lội vui nhộn trên sông Seine

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'

Sau khi nhận bằng khen và tiền thưởng từ UBND tỉnh Gia Lai và báo Tuổi Trẻ, anh Trần Văn Nghĩa đã trích một phần đến làng Bôn Jứ, xã Ia Tul, thăm và trao tặng ba em nhỏ trong vụ việc.

Thanh niên bay drone cứu người nhận bằng khen chủ tịch tỉnh Gia Lai: 'Ai cũng sẽ hành động như tôi'
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar