04/04/2015 13:51 GMT+7

Chỉ trên bục giảng nhìn xuống sẽ không biết chuyện gì xảy ra

THÚY HẰNG
THÚY HẰNG

TTO - "Hãy cứ khuyến khích học sinh có ý kiến, đó là công cụ để quản lý lớp hiệu quả. Các em ý kiến nhiều hay ít phụ thuộc cách trả lời của giáo viên."

Tăng thông tin, nâng trách nhiệm, tạo minh bạch cho học sinh là một trong những công cụ góp phần giảm bạo lực

Đó là ý kiến của thầy Trần Hoàng Túy, quyền chánh văn phòng Sở GD-ĐT Vĩnh Long, tại hội nghị sơ kết đề án P06 “Tăng thông tin, nâng trách nhiệm, tạo minh bạch cho học sinh”.

Tại hội nghị, ông Phạm Văn Hồng, phó giám đốc Sở GD-ĐT Vĩnh Long, cho rằng hoạt động của đề án là một trong những công cụ góp phần giảm bạo lực học đường rất hữu hiệu.

Ông Hồng nói: “Đề án P06 đã và đang có tác động, góp phần chuyển đổi nhận thức, hạn chế các hành vi sai lệch của học sinh. Ở đề án này có hình thức giao lưu rất đặc biệt đó là sự phản hồi thông tin, sự giao lưu mang tính hai chiều chứ không phải một chiều như trước đây”.

Tại hội nghị, đại diện các trường đã áp dụng đề án này cho rằng từ hộp thư điều tôi muốn nói, em mong muốn gì ở người lớn, học sinh đã nêu lên những ý kiến của mình và được giáo viên, hiệu trưởng, tổ tư vấn tâm lý trả lời trực tiếp, đầy đủ. Nhờ đó bước đầu học sinh có những chuyển biến về mặt nhận thức, ứng xử. Thông qua đó giáo viên cũng nắm bắt được những gì học sinh mình đang thắc mắc, khó khăn.

Cô Nguyễn Ngọc Thùy (Trường Tiểu học Hựu Thành B, Trà Ôn) cho biết: “Ban đầu các em không dám ghi tên trong phiếu ý kiến nhưng dần dần mạnh dạn hơn, dám ghi tên, dám nêu lên những đề xuất, bất bình của mình. Điển hình như các em đề nghị nhà trường nên khen thưởng các cô dạy nội trú vì nhờ các cô mà các em có bữa ăn rất ngon. Hay có em mong muốn cô y tế đừng có ở thư viện nữa mà hãy ở phòng y tế xuyên suốt để các em đến xin thuốc thì không phải tìm cô”.

Đề án P06 “Tăng thông tin, nâng trách nhiệm, tạo minh bạch cho học sinh”,là sự tiếp nối đề án “Hình thành tính minh bạch cho học sinh tiểu học”, xuất phát từ ý tưởng của thầy Trần Hoàng Túy, quyền chánh văn phòng Sở GD-ĐT Vĩnh Long. Hai đề án này đã đạt giải trong cuộc thi Chương trình Phòng chống tham nhũng Việt Nam VACI do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam tổ chức năm 2011 và 2014.

Sau khi đạt giải, đề án được triển khai ở một số trường với những nội dung như tổ chức siêu thị học đường, hình thành hộp thư em mong muốn gì ở người lớn, điều em muốn nói, vẽ tranh biếm họa, câu lạc bộ minh bạch, ngày hội thông tin, minh bạch.

Thầy Trần Hoàng Túy, người viết đề án, cho rằng giáo viên cần khuyến khích học sinh đóng góp ý kiến thông qua các hộp thư này để hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng học sinh của mình.

“Chỉ ngồi trên bục giảng mà nhìn xuống thì sẽ không biết chuyện gì diễn ra trong lớp học đâu. Hãy cứ khuyến khích các em ý kiến, đó là công cụ để quản lý lớp hiệu quả. Các em ý kiến nhiều hay ít phụ thuộc cách trả lời của giáo viên”- thầy Túy nói.

THÚY HẰNG

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Ông Nguyễn Thanh Hiệp - hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bị kỷ luật với hình thức cảnh cáo, đồng thời đến nhận nhiệm vụ và công tác tại Sở Y tế TP.HCM.

Ông Nguyễn Thanh Hiệp thôi làm hiệu trưởng Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Bản kiểm điểm liệu có đủ sức răn đe đối với những học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường?

Học sinh hút thuốc lá điện tử, bạo lực học đường: Viết bản kiểm điểm có đủ sức răn đe?

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản chính thức về việc khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường THCS-THPT Trần Đại Nghĩa. Theo đó kỳ khảo sát sẽ diễn ra ngày 16-6.

Khảo sát để tuyển sinh lớp 6 Trường Trần Đại Nghĩa vào ngày 16-6

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục như một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, học không bao giờ cùng, học để làm người, để phụng sự… được các nhà khoa học khẳng định vẫn là kim chỉ nam dẫn dắt nền giáo dục.

Bác Hồ với giáo dục: Học để làm người, học để phụng sự

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Trương Cẩm Đào - lớp 12/20 Trường Quốc tế Á Châu (Asian School) - đã giành được học bổng 100.000 CAD từ University of Toronto.

Chàng trai Asian School đạt học bổng trường top đầu Canada

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả

13 người tổ chức sản xuất, buôn bán sách giáo khoa giả đang phải hầu tòa.

Thủ đoạn của đường dây sản xuất, buôn bán 1,6 triệu cuốn sách giáo khoa giả
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar