22/08/2023 14:03 GMT+7

Hơn 40 nước quan tâm gia nhập khối BRICS do Trung Quốc, Nga dẫn đầu

Các nhà lãnh đạo BRICS gặp nhau tại Nam Phi, khi các nền kinh tế mới nổi tìm cách khẳng định tiếng nói của mình như một đối trọng trước sự thống trị của phương Tây trong các vấn đề toàn cầu.

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa (phải) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Johannesburg tối ngày 21-8, giờ địa phương - Ảnh: THX

Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa (phải) đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Johannesburg tối ngày 21-8, giờ địa phương - Ảnh: THX

"BRICS mở rộng sẽ đại diện cho một nhóm đa dạng các quốc gia có hệ thống chính trị khác nhau, có chung mong muốn có một trật tự toàn cầu cân bằng hơn", Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa phát biểu trước cuộc họp thượng đỉnh của khối này ngày 22-8.

Các quan chức Nam Phi cho biết hơn 40 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm đến việc gia nhập BRICS. Trong số đó, khoảng 20 nước đã chính thức xin gia nhập.

Dù vậy, ông Ramaphosa khẳng định Nam Phi sẽ "không bị lôi kéo vào cuộc cạnh tranh giữa các cường quốc toàn cầu".

Trong khi đó, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khẳng định: "Chúng tôi sẽ kêu gọi cộng đồng quốc tế tái tập trung vào các vấn đề phát triển, phát huy vai trò lớn hơn của cơ chế hợp tác BRICS trong quản trị toàn cầu và làm cho tiếng nói của BRICS mạnh mẽ hơn".

Tờ Financial Times mới đây đưa tin Trung Quốc muốn thúc đẩy khối BRICS trở thành đối thủ chính thức của G7.

Tờ này dẫn các nguồn tin cho biết đã xảy ra tranh cãi giữa Bắc Kinh và Ấn Độ về việc kết nạp thêm thành viên. Theo đó, Bắc Kinh và New Delhi bất đồng trong việc liệu BRICS nên là một câu lạc bộ kinh tế không liên kết hay một phe chính trị công khai thách thức phương Tây.

“Nếu chúng ta mở rộng BRICS để chiếm một phần GDP thế giới tương tự như G7, tiếng nói chung của chúng ta trên thế giới sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn” - một quan chức Trung Quốc giấu tên nói với Financial Times.

BRICS, gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, bao phủ 1/4 nền kinh tế toàn cầu và ngày càng nhiều nước muốn tham gia khối này.

Tại Johannesburg, ông Ramaphosa tiếp đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và khoảng 50 nhà lãnh đạo khác. Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không trực tiếp tham dự. Thay mặt ông là Ngoại trưởng Sergei Lavrov.

Đại diện cho 40% dân số thế giới trên khắp ba châu lục, BRICS muốn thúc đẩy một trật tự toàn cầu phản ánh tốt hơn lợi ích và ảnh hưởng ngày càng tăng của khối.

Tình hình căng thẳng toàn cầu gia tăng do cuộc chiến Ukraine và sự cạnh tranh ngày càng tăng giữa Trung Quốc và Mỹ càng thôi thúc BRICS củng cố khối, dù có thông tin đã xảy ra chia rẽ trong nội bộ và thiếu tầm nhìn cho việc mở rộng.

Tuy nhiên, việc mở rộng BRICS còn nhiều tranh cãi. Nga và Trung Quốc muốn kết nạp thêm các thành viên mới và Nam Phi cũng ủng hộ.

Trong khi đó, giới quan sát nói rằng Ấn Độ lo ngại việc bành trướng quá nhanh chóng sẽ gây căng thẳng tại khu vực.

Còn Brazil cho rằng BRICS đang phát triển sẽ làm giảm ảnh hưởng của nước này.

Theo Hãng tin Reuters, việc tăng cường sử dụng đồng nội tệ của các quốc gia thành viên cũng nằm trong chương trình nghị sự. 

Tuy nhiên, các nhà tổ chức hội nghị thượng đỉnh cho biết sẽ không có cuộc thảo luận nào về đồng tiền chung BRICS, một ý tưởng được Brazil đưa ra hồi đầu năm nay như một giải pháp thay thế cho sự phụ thuộc vào đồng USD.

Ông Tập sang Nam Phi dự họp BRICS, ông Putin họp từ xa

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ tham dự cuộc họp của các nhà lãnh đạo BRICS và thăm Nam Phi từ ngày 21 đến 24-8. Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov sẽ thay mặt ông Putin tham dự trực tiếp tại Nam Phi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Trump đăng 'thư thuế quan', áp thuế 25% với Nhật, Hàn từ ngày 1-8

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo từ ngày 1-8 sẽ áp thuế quan 25% với hàng hóa hai nước này xuất sang Mỹ.

Ông Trump đăng 'thư thuế quan', áp thuế 25% với Nhật, Hàn từ ngày 1-8

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Tổng thống Iran lần đầu tiên tiết lộ việc ông từng bị Israel mưu sát hụt trong giai đoạn hai nước căng thẳng vì chiến sự 12 ngày.

Tổng thống Iran kể Israel suýt giết chết ông

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga, ông Roman Starovoit, được tìm thấy chết trong ô tô chỉ vài giờ sau khi bị sa thải.

Cựu Bộ trưởng Giao thông vận tải Nga nghi tự sát liên quan bị sa thải

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Chính quyền Tehran đặt hạn chót ngày 6-7 những người Afghanistan không có giấy tờ tại nước này phải rời khỏi lãnh thổ Iran, tạo ra gánh nặng không hề nhỏ cho chính quyền Kabul.

Iran gặp khó khăn, phải trục xuất hàng triệu người Afghanistan về cố hương

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Việc ông Musk quay lại chính trường là hướng đi trái ngược với những gì các nhà đầu tư/cổ đông Tesla muốn ông thực hiện.

Cổ phiếu Tesla đỏ sàn sau khi ông Musk tuyên bố lập Đảng nước Mỹ

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran

Israel đã phát động chiến dịch “Cờ đen” nhằm vào lực lượng Houthi tại Yemen sau nhiều tháng leo thang căng thẳng ở Biển Đỏ.

Israel thực hiện chiến dịch 'Cờ đen' đánh Houthi ở Yemen như đã đánh Iran
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar