31/07/2013 15:55 GMT+7

Hơn 4 triệu USD cho 5 ngày ngồi tù oan

HẢI MINH
HẢI MINH

TTO - Sinh viên Đại học California (ở San Diego) Daniel Chong bị bỏ quên năm ngày trong một buồng giam của Cơ quan Phòng chống ma túy Mỹ (DEA).

Anh đã chấp nhận dàn xếp với nhà chức trách và nhận khoản bồi thường 4,1 triệu USD, Đài truyền hình CNN dẫn lời luật sư của Chong nói ngày 30-7.

Phóng to
Daniel Chong - Ảnh: CNN

“Đây là một sai lầm không thể tin được và không thể tưởng tượng nổi”, luật sư Julia Yoo nói. Chong, 25 tuổi, đã uống nước tiểu của anh và sống sót, viết cả lời trăng trối gửi mẹ trước khi nhà chức trách phát hiện anh trong tình trạng mất nước nghiêm trọng sau một cuộc truy quét ma túy năm 2012 ở San Diego.

Chong bị bắt giữ vào sáng 21-4-2012 khi các điệp viên DEA đột kích một căn nhà mà họ nghi ngờ được sử dụng để phân phối loại chất gây nghiện và gây ảo giác. Một lực lượng liên ngành chống ma túy của chính quyền Mỹ, bao gồm các đặc vụ liên bang, đã bắt giữ chín người và thu khoảng 18.000 viên thuốc lắc, cần sa, thuốc kê toa, nấm gây ảo giác, vài khẩu súng và hàng nghìn viên đạn trong căn nhà, theo DEA.

Cho tới chiều 25-4-2012, một đặc vụ mới mở cánh cửa sắt buồng giam Chong và phát hiện chàng sinh viên bị còng tay nằm trong đó, luật sư của Chong, Gene Iredale, cho biết. Sau khi được thả, Chong nói anh chỉ tới thăm một người bạn và không biết gì về chuyện ma túy hay súng ống trong nhà. Anh chưa bao giờ bị bắt giữ hay truy tố chính thức, theo DEA.

Trong khi bị bắt, Chong đã bỏ cuộc và chấp nhận cái chết, dùng một mảnh kính từ cặp mắt kính của anh để viết dòng chữ “Xin mẹ thứ lỗi” trên vai anh như một lời trăng trối, theo luật sư Yoo. Chong đã mất hơn 7kg và sau đó bị trầm cảm nghiêm trọng vì cí sốc này, luật sư Yoo cho biết.

“Cậu ấy là người mạnh mẽ nhất tôi từng gặp - Yoo nói - Vụ việc này là nguyên nhân chính khiến DEA ban bố chính sách trên toàn quốc yêu cầu các nhân viên ở những văn phòng của họ phải kiểm tra tình trạng sức khỏe các tù nhân hằng ngày”.

Một người phát ngôn của văn phòng DEA ở San Diego từ chối bình luận về vụ dàn xếp với CNN. Kể từ sau sự cố nói trên, Chong đã trở lại học tập và tốt nghiệp chương trình cử nhân tại Đại học California. “Anh ấy đã chuyển từ ngành kỹ thuật sang kinh tế và muốn học cho xong” - luật sư Yoo nói.

HẢI MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi đây là một 'vùng đệm an ninh cần thiết' dọc biên giới với Ukraine.

Ông Putin công bố quyết định tạo vùng đệm dọc biên giới Ukraine

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Iran phản ứng sau khi Đài CNN tiết lộ thông tin tình báo Israel chuẩn bị tấn công các cơ sở hạt nhân của Tehran, ngay cả khi chính quyền ông Trump đang đàm phán hạt nhân với Iran.

Rộ tin Israel chuẩn bị tấn công cơ sở hạt nhân, Iran cảnh báo 'phản ứng tàn khốc'

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Cựu thủ tướng Yingluck bị buộc bồi thường cho các khoản lỗ của chương trình trợ giá gạo của chính phủ Thái Lan khi bà cầm quyền.

Tòa án Thái Lan buộc cựu thủ tướng Yingluck bồi thường 300 triệu USD

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Hạ viện Mỹ do Đảng Cộng hòa kiểm soát đã thông qua dự luật chi tiêu và cải cách thuế (tax) quy mô lớn với chỉ một phiếu chênh lệch.

Hạ viện Mỹ thông qua 'siêu dự luật' 1.100 trang về giảm thuế và chi tiêu

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Chiếc máy bay rơi xuống một khu phố ở San Diego, Mỹ, gây ra đám cháy lớn làm hư hại ít nhất 15 ngôi nhà và nhiều ô tô.

Máy bay đâm xuống khu dân cư gây cháy dữ dội nhiều nhà, xe

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc

Gần đây Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố có một cuộc “diệt chủng” nhằm vào nông dân da trắng ở Nam Phi và đề xuất đưa họ sang Mỹ tị nạn. Song việc kiểm chứng của Đài CNN lại cho thấy thông tin không phải như vậy.

Không có bằng chứng về 'diệt chủng' đối với người da trắng ở Nam Phi như ông Trump cáo buộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar