18/03/2025 11:06 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hơn 300 giáo viên sẽ bị truy thu gần 4,6 tỉ đồng nợ bảo hiểm

Được xếp lại bậc lương từ 14 năm trước nhưng chưa đóng phần chênh lệch bảo hiểm xã hội, hơn 300 giáo viên ở huyện Nam Đàn, Nghệ An bị truy thu gần 4,6 tỉ đồng.

Hơn 300 giáo viên lo lắng vì bị truy thu gần 4,6 tỉ đồng nợ bảo hiểm - Ảnh 1.

Một giờ dạy học của giáo viên ở huyện Nam Đàn, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Những ngày qua, nhiều giáo viên ở huyện Nam Đàn, Nghệ An bày tỏ lo lắng khi nhận thông báo từ bảo hiểm xã hội huyện về việc truy thu tổng cộng gần 4,6 tỉ đồng từ bảo hiểm xã hội, trong đó tiền phạt do chậm đóng bảo hiểm là hơn 2,6 tỉ đồng.

Giáo viên lo lắng vì nợ bảo hiểm

Là một trong số hàng trăm giáo viên nhận được thông báo này, thầy Nguyễn Ngọc Lam - 45 tuổi, giáo viên Trường THCS Anh Xuân, huyện Nam Đàn - cho biết năm 2000, thầy được UBND huyện Nam Đàn ký hợp đồng dạy học. Đến năm 2011, thầy Lam được tuyển dụng vào biên chế.

Thời điểm này thầy được truy lĩnh bậc lương lên bậc 4, nhưng không được thông báo về đóng các loại bảo hiểm tương ứng.

Năm 2024, tức là sau 13 năm khi được nâng bậc lương, thầy Lam nhận thông tin Bảo hiểm xã hội Nam Đàn phát thông báo cho các trường học có giáo viên từng được truy lĩnh bậc lương thì thầy mới biết mình đang thiếu nợ cả gốc lẫn lãi với số tiền hơn 38 triệu đồng.

Trong đó gồm 18 triệu đồng tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và hơn 20 triệu đồng tiền lãi chậm đóng.

"Nếu được thông báo ngay từ đầu, tôi sẵn sàng đóng các khoản bảo hiểm theo yêu cầu. Tuy nhiên chúng tôi không được thông báo và không biết thông tin trên", thầy Lam nói.

Không riêng gì thầy Lam, nhiều giáo viên cũng cho rằng nếu đã là quy định thì phải thực hiện, yêu cầu giáo viên truy đóng bảo hiểm xã hội họ cũng sẽ chấp hành. Tuy nhiên phải đóng thêm khoản tiền lãi hơn 20 triệu đồng là vô lý, vì lỗi không phải ở họ.

Theo rà soát của Bảo hiểm xã hội huyện Nam Đàn, tới tháng 11-2024 có 311 giáo viên chưa đóng phần chênh lệch (bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) khi được chuyển xếp lại bậc lương, với số tiền nợ gần 4,6 tỉ đồng. Trong đó, số tiền gốc là gần 2 tỉ đồng, còn lại hơn 2,6 tỉ đồng là tiền lãi.

Trong số 311 giáo viên bị yêu cầu truy thu, có người nợ nhiều nhất lên đến hơn 65 triệu đồng, còn lại ở mức khoảng 50 triệu đồng, trong đó tiền lãi chiếm tới 20-30 triệu đồng.

Hơn 300 giáo viên lo lắng vì bị truy thu gần 4,6 tỉ đồng nợ bảo hiểm - Ảnh 2.

Hoạt động ngoại khóa của thầy trò Trường THCS Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An - Ảnh: DOÃN HÒA

Đảm bảo quyền lợi cho giáo viên

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, hơn 20 năm trước, do thiếu giáo viên trầm trọng nên nhiều địa phương ở Nghệ An phải tuyển dụng giáo viên theo hình thức "hợp đồng huyện" để đáp ứng nhu cầu dạy học.

Những giáo viên này chỉ được hưởng lương và một số chế độ phụ cấp tùy vào chính sách của từng huyện, nhưng không được nâng bậc lương. Năm 2006, UBND tỉnh Nghệ An có văn bản chỉ đạo các sở, ngành xem xét, hướng dẫn để thực hiện nâng bậc lương.

Tháng 6-2007, các Sở Nội vụ, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính và Bảo hiểm xã hội tỉnh Nghệ An có văn bản liên ngành hướng dẫn việc xếp lại bậc lương cho giáo viên. 

Tại huyện Nam Đàn, năm 2011 nhiều giáo viên sau khi chính thức tuyển dụng biên chế được truy lĩnh bậc lương bù cho thời gian hợp đồng trước đó không được nâng bậc lương. 

Tùy vào số năm công tác mà những người này được nâng từ 1-4 bậc lương, nhưng không được truy lĩnh tiền lương.

Theo đại diện Bảo hiểm xã hội Nam Đàn, năm 2011 UBND huyện Nam Đàn có quyết định cho các lao động trong các cơ sở giáo dục vào biên chế được truy lĩnh bậc lương.

Tại thời điểm này lẽ ra các cơ sở giáo dục phải làm việc với Phòng Tài chính để có kinh phí giải quyết, đồng thời yêu cầu người lao động làm thủ tục hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội huyện để giải quyết, nhưng nhà trường không làm dẫn đến chậm đóng bảo hiểm trong thời gian dài.

Bà Nguyễn Thị Thái Huyền - trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Nam Đàn - cho biết huyện tổ chức cuộc làm việc giữa các bên liên quan bàn phương hướng giải quyết vụ 311 giáo viên bị truy thu gần 4,6 tỉ đồng tiền bảo hiểm xã hội.

Sau cuộc họp, các phòng ban liên quan tiếp tục xin ý kiến của thường trực Huyện ủy, các sở, ngành theo hướng đảm bảo quyền lợi cho giáo viên.

Cấp trên chi sai phụ cấp ưu đãi, hàng loạt giáo viên mang nợ

Năm học 2024 - 2025 mới bắt đầu, hàng loạt giáo viên tại Đắk Lắk bỗng thành "con nợ" do cấp trên chi sai phụ cấp ưu đãi.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Trong công điện của Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành có nội dung chỉ đạo về việc nghỉ hè, hoạt động hè năm 2025 của trẻ em, học sinh.

Khuyến khích nghệ sĩ, nghệ nhân, vận động viên tổ chức hoạt động hè cho trẻ em, học sinh

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Trong báo cáo gửi Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn thông tin nội dung liên quan quản lý dạy thêm, học thêm, sách giáo khoa.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn báo cáo Quốc hội về sách giáo khoa, dạy thêm, học thêm

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Đội tuyển học sinh Việt Nam dự Olympic vật lý châu Á năm 2025 giành 3 huy chương vàng, 3 huy chương bạc và 2 huy chương đồng.

Học sinh Việt Nam 'gặt' vàng tại Olympic vật lý châu Á

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Việc thực hiện dạy học 2 buổi/ngày không thu phí của người học như tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ phải bắt đầu lộ trình thế nào và thay đổi gì so với cách làm hiện thời?

Học 2 buổi/ngày không thu phí: Cơ hội thay đổi, khắc phục bất cập

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Hơn 600 học sinh khối lớp 8 ở Bình Phước phải làm lại bài kiểm tra học kỳ 2 môn toán sau phi phát hiện lộ đề thi.

Lộ đề thi môn toán, hơn 600 học sinh lớp 8 phải kiểm tra lại

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi

Chiều 10-5, diễn đàn 'Giáo dục vượt trội - Nâng niu bản sắc' do Embassy Education tổ chức đã mang đến những góc nhìn về gìn giữ, lan tỏa giá trị văn hóa Việt Nam trong môi trường quốc tế.

Nhiều giáo viên nước ngoài ở Việt Nam thiếu tôn trọng văn hóa bản địa, cần thay đổi
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar