22/04/2021 06:58 GMT+7
Trở lại chủ đề

Hơn 250.000 người Myanmar rơi vào tình trạng không nhà

TRẦN PHƯƠNG
TRẦN PHƯƠNG

TTO - Điều tra viên của Liên Hiệp Quốc cho biết khoảng 250.000 người rời bỏ nhà cửa ở Myanmar do các hoạt động trấn áp của quân đội, kêu gọi thế giới hành động, trong bối cảnh các lãnh đạo ASEAN họp ở Indonesia tuần này.

Hơn 250.000 người Myanmar rơi vào tình trạng không nhà - Ảnh 1.

Nhiều người dân ở bang Karen phải trốn trong rừng do các đợt không kích của quân đội - Ảnh: REUTERS

"Các vụ tấn công của quân đội Myanmar đã khiến gần 1/4 triệu người mất nhà cửa, theo nhiều nguồn. Thế giới phải hành động ngay để đối phó với thảm họa nhân đạo này" - ông Tom Andrews, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về nhân quyền ở Myanmar, viết trên Twitter ngày 20-4.

Ông Padoh Mann Mann, một phát ngôn viên của Liên minh Quốc gia Karen, một nhóm nổi dậy hoạt động ở các vùng biên giới miền núi phía đông Myanmar, cho biết hơn 2.000 người Karen hiện đã vượt biên giới Myanmar sang Thái Lan. "Tất cả họ đều trốn trong rừng rậm gần làng", ông Mann Mann nói.

Theo nhóm cứu trợ Free Burma Rangers, ít nhất 24.000 người đã phải bỏ nhà cửa ở bang Karen sau khi quân đội Myanmar bắt đầu không kích và tấn công bằng súng cối trong tháng này. Mặc dù các cuộc không kích đã dừng lại, nhưng những cuộc tấn công trên bộ vẫn gia tăng.

Nhiều người trong số hàng nghìn người chạy nạn là nông dân trồng lúa tự cung tự cấp và sẽ bị thiếu lương thực nếu họ không thể trở về nhà an toàn để chăm ruộng. "Chúng ta đang nhìn vào vấn đề không có thức ăn trong 6 tháng", giám đốc Free Burma Rangers, ông David Eubank, nói với Hãng tin AFP.

Lời kêu gọi của điều tra viên Liên Hiệp Quốc đưa ra 2 ngày trước cuộc họp của hội nghị thượng đỉnh Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tại Jakarta, Indonesia. Thống tướng Min Aung Hlaing của quân đội Myanmar sẽ tham dự cuộc họp. Liên Hiệp Quốc cho hay đặc sứ của tổ chức này về vấn đề Myanmar, bà Christine Schraner Burgener, sẽ có mặt tại đây để gặp gỡ các lãnh đạo ASEAN bên lề cuộc họp.

Trong khi đó, Mỹ ngày 21-4 đưa thêm 2 công ty Myanmar vào danh sách đen, cáo buộc những công ty này được sử dụng như một công cụ kiếm tiền cho chính quyền quân sự Myanmar. Bộ Tài chính Mỹ trước đó đã trừng phạt Công ty đá quý Myanmar, cáo buộc công ty này là công cụ thu lợi của chính quyền quân sự.

Mỹ đưa Công ty gỗ và Công ty ngọc trai Myanmar vào 'danh sách đen'

TTO - Bộ Tài chính Mỹ ngày 21-4 đưa thêm 2 công ty Myanmar vào danh sách đen, cáo buộc những công ty này được sử dụng như một công cụ kiếm tiền cho chính quyền quân sự Myanmar.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Với nhiều sinh viên quốc tế, quyết định theo học hay tốt nghiệp tại Harvard đang trở thành một giấc mơ chông chênh hơn bao giờ hết.

Sinh viên quốc tế ở Harvard lo đứt gánh giữa đường

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr sẽ giữ lại các bộ trưởng phụ trách thương mại, tài chính, ngân sách và kinh tế, nhưng sẽ thay ngoại trưởng trong cuộc cải tổ nội các của ông.

Tổng thống Philippines bất ngờ cải tổ nội các, thay ngoại trưởng

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Hôm 23-5, Bộ trưởng Nông nghiệp Nhật Bản Shinjiro Koizumi cam kết sẽ sớm đưa gạo giá rẻ từ kho dự trữ quốc gia ra thị trường, nhằm ngăn người dân chuyển sang tiêu thụ gạo nhập khẩu.

Nhật Bản mở kho gạo dự trữ để ngăn người dân mua gạo ngoại nhập

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Thông tin người ngoại tình trong hôn nhân sẽ bị xử lý hình sự gây xôn xao tại Mỹ và Nam Phi trong nhiều tháng qua, nhưng thực tế không có dự luật nào như vậy tồn tại.

Từ năm 2026, người ngoại tình tại Mỹ và Nam Phi sẽ bị bắt?

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Sau 3 ngày đàm phán, các nước G7 gửi đi thông điệp về sự đoàn kết dù vẫn còn nhiều bất đồng, bao gồm chia rẽ về vấn đề thuế quan.

Nhóm G7 nhất trí giải quyết mất cân bằng kinh tế toàn cầu

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán

Nga và Ukraine tăng cường tấn công giữa lúc thông tin về lần đàm phán tiếp theo vẫn chưa rõ ràng.

Nga, Ukraine tấn công nhau dữ dội hậu đàm phán
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar