09/03/2023 10:03 GMT+7

Hơn 12 năm trao cơ hội cho nhà nông vượt khó

Khởi động từ năm 2010, thông qua hỗ trợ vốn vay, chi phí sản phẩm thức ăn chăn nuôi và đào tạo kỹ năng chăn nuôi, "Tiếp sức nhà nông" đã giúp cải thiện sinh kế cho 2.460 hộ nông dân tại 22 tỉnh thành trên khắp cả nước.

Ông Lý Anh Duy Quang - giám đốc Phòng hoạt động trách nhiệm cộng đồng, GREENFEED Việt Nam trao quà cho các hộ dân nhận vốn tại Gia Lai  - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Ông Lý Anh Duy Quang - giám đốc Phòng hoạt động trách nhiệm cộng đồng, GREENFEED Việt Nam trao quà cho các hộ dân nhận vốn tại Gia Lai - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Mới đây, ngày 5-3, tại tỉnh Gia Lai, báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam phối hợp cùng Hội Nông dân và Tỉnh đoàn Gia Lai tổ chức trao vốn chương trình "Tiếp sức nhà nông" cho 80 hộ nông dân của 4 xã Ia Blang, Ia Pal, Ia Tiêm và HBông thuộc huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai.

Đến với tỉnh Gia Lai lần này, GREENFEED sẽ tiếp tục hỗ trợ thiết thực về vốn vay, kiến thức và kỹ năng chăn nuôi; đồng hành cùng chị em vươn lên tự chủ kinh tế, hướng đến thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng địa phương tỉnh Gia Lai.

Ông Lý Anh Duy Quang (giám đốc Phòng hoạt động trách nhiệm cộng đồng, Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam)

Đồng hành cùng bà con nông dân vượt khó

Chương trình hỗ trợ vốn vay không lãi suất trong thời gian 2 năm với tổng kinh phí 1 tỉ 840 triệu đồng (bao gồm 1 tỉ 600 triệu đồng tiền mặt và chi phí hỗ trợ thức ăn chăn nuôi trị giá 240 triệu đồng) cho 80 hộ nông dân.

Đây là những hộ nông dân (ưu tiên phụ nữ) có hoàn cảnh khó khăn nhưng quyết tâm vươn lên tự chủ kinh tế, cải thiện cuộc sống. Ngoài ra, tại địa phương, chương trình cũng tuyên dương và trao phần thưởng, quà tặng cho 80 học sinh sinh viên có thành tích học tốt và là con em các hộ nông dân tham gia chương trình với tổng giá trị hơn 80 triệu đồng.

Trước đó, năm 2022 chương trình "Tiếp sức nhà nông" đã trao vốn cho 120 hộ dân tại ba tỉnh Tây Ninh, Đồng Tháp, Hòa Bình với tổng kinh phí hơn 2,7 tỉ đồng (bao gồm tiền mặt và chi phí hỗ trợ thức ăn chăn nuôi). Ngoài ra, chương trình còn trao thưởng tại 11 tỉnh thành và 364 học sinh sinh viên có thành tích học tập tốt năm học 2021 - 2022.

Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam cho biết không chỉ hỗ trợ nguồn vốn vay không lãi suất, "Tiếp sức nhà nông" còn giúp chị em phụ nữ được tiếp cận phương pháp chăn nuôi hiệu quả, nguồn thức ăn chất lượng thông qua các buổi tư vấn - tập huấn kỹ thuật... Đây chính là bước đệm giúp người nông dân thay đổi tư duy trong mô hình chăn nuôi tiên tiến, từ đó cải thiện đầu ra và hướng tới phát triển kinh tế vững bền.

Sau 1 năm nhận được vốn vay không lãi suất và tham gia lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, các hộ nông dân tại tỉnh Tây Ninh và Đồng Tháp đã dần có những kết quả bước đầu phấn khởi. Nhiều hộ nông dân tự tin đa dạng hóa mô hình vật nuôi để tối ưu hiệu quả chăn nuôi; nắm bắt và thực hiện được các phương pháp an toàn sinh học, bảo vệ sức khỏe vật nuôi; đồng thời, xây dựng được hệ thống chuồng trại khoa học; bước đầu đạt được hiệu quả kinh tế, tự tin tái đàn, mở rộng quy mô chăn nuôi...

Nói về chương trình "Tiếp sức nhà nông", ông Lý Anh Duy Quang - giám đốc Phòng hoạt động trách nhiệm cộng đồng, Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam, cho biết chương trình "Tiếp sức nhà nông" đã tạo được một dấu ấn mạnh mẽ, thu hút sự đóng góp nhiệt tình từ các nhà đầu tư, đối tác, khách hàng và cả nhân viên...

Với sự chung sức, đồng lòng của các cơ quan chức năng và đoàn thể, ban tổ chức tin tưởng vào sự thành công của chương trình để cùng sẻ chia giá trị tốt, thành quả lành đến cộng đồng, tiếp sức cho người nông dân và con em nhà nông vươn đến tương lai tươi sáng.

Các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mong muốn được hỗ trợ, giúp sức để vươn lên làm giàu từ chăn nuôi, trồng trọt - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) mong muốn được hỗ trợ, giúp sức để vươn lên làm giàu từ chăn nuôi, trồng trọt - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Nỗ lực để không phụ... chương trình

Ngày nhận vốn không lãi suất của chương trình "Tiếp sức nhà nông", 80 hộ dân đều bày tỏ vui mừng vì có cơ hội đầu tư chăn nuôi phát triển kinh tế, cải thiện đời sống. Một trong số những hộ dân đó có bà Lê Thị Toàn (thôn 1, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, Gia Lai). Gia đình bà Toàn hiện có nhiều khó khăn, khi nhận được vốn bà rất vui mừng vì có cơ hội đầu tư nuôi bò, mong sớm thoát cảnh nghèo khó.

"Với số tiền 20 triệu đồng của chương trình "Tiếp sức nhà nông", tôi cải tạo lại chuồng và mua ít con bò, heo để chăn nuôi. Hy vọng hai năm sau bò lớn nhanh và sinh sản tốt để có nguồn thu nhập ổn định lo cho hai con đang học đại học và cấp II, hơn nữa có lợi nhuận để hoàn lại vốn cho chương trình" - bà Toàn vui mừng nói.

Tương tự bà Toàn, vợ chồng chị Nguyễn Thị Huế (trú thôn 5, xã Ia Pal, huyện Chư Sê, Gia Lai) cũng phấn khởi không kém. Vừa nhận được nguồn vốn, vợ chồng chị Huế tự tin đầu tư mở rộng chuồng trại và mua thêm dê, bò để nuôi.

Hiện ngoài làm nương rẫy, chị Huế còn làm thuê làm mướn và nuôi thêm bò, dê để kiếm thêm thu nhập cho ba cô con gái ăn học.

"Nhận được nguồn vốn "Tiếp sức nhà nông", tôi mua thêm ít bò, dê về chăn nuôi. Sau một năm, hai năm đàn bò, dê phát triển, sinh ra thêm nhiều con nữa, cho hiệu quả kinh tế cao. Từ đó tôi có thể hoàn vốn cho chương trình, trả được nợ và cho con cái ăn học chứ không muốn sau này các con vất vả như bố mẹ" - chị Huế tự tin nói.

Những nông dân nghèo huyện Chư Sê chăm chỉ, cần mẫn, chịu thương, chịu khó nhưng cái nghèo vẫn đeo đẳng bởi gặp nhiều khó khăn về nguồn vốn. Những hộ thuần nông quanh năm làm bạn với ruộng vườn tin rằng cuộc sống sau khi nhận vốn "Tiếp sức nhà nông" sẽ ổn định hơn, chăm lo cho con cái ăn học thành tài.

Những hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai nhận được nguồn vốn "Tiếp sức nhà nông" cần mẫn, chịu thương, chịu khó chăn nuôi, làm ăn, quyết tâm thoát cảnh nghèo khó  - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

Những hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số tại Gia Lai nhận được nguồn vốn "Tiếp sức nhà nông" cần mẫn, chịu thương, chịu khó chăn nuôi, làm ăn, quyết tâm thoát cảnh nghèo khó - Ảnh: TRẦN HƯỚNG

"Cảm ơn chương trình đã tiếp sức..."

Tại buổi trao vốn "Tiếp sức nhà nông" tỉnh Gia Lai vào ngày 5-3 vừa qua, Nguyễn Thị Tường Vi - con gái bà Nguyễn Thị Hoa, hiện đang học lớp 12 (Trường THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm, thị trấn Chư Sê) cùng 79 học sinh sinh viên nhận được phần thưởng và quà từ chương trình.

Vi chia sẻ và gửi lời cảm ơn đến chương trình đã tiếp sức, hỗ trợ cho ba mẹ Vi nguồn vốn phát triển kinh tế, từ đó gia đình có đủ điều kiện cho Vi theo đuổi ước mơ lên đại học.

"Em cảm ơn chương trình đã tạo điều kiện giúp đỡ gia đình em phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống. Em cố gắng nỗ lực học tập nhiều hơn, đậu đại học vào ngành quản trị kinh doanh mà em mong ước, để sau này em có thể kiếm một công việc tốt, ổn định để có thể phụ giúp ba mẹ đỡ vất vả và cho ba mẹ một cuộc sống khá giả hơn".

Tiếp sức nhà nông Jrai vững bước trên con đường cải thiện sinh kế

Các hộ dân đồng bào dân tộc thiểu số ở huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai mong muốn được hỗ trợ, giúp sức để vươn lên làm giàu từ chăn nuôi trồng trọt, mong cuộc sống bớt khó khăn, lo cho con cái ăn học tới nơi, tới chốn.

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Tại nghị quyết 76/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính năm 2025 đã có quy định cụ thể việc này.

Chi trả tiền lương, phụ cấp với cán bộ, công chức sau sáp nhập ra sao?

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Xung quanh vụ xử phạt người bán trà đá đuổi cô gái khỏi vỉa hè vì 'đứng vào chỗ bán hàng', nhiều bạn đọc đề nghị xử lý nghiêm hơn để chấm dứt tình trạng cát cứ vỉa hè làm của riêng.

Bị xua đuổi trên vỉa hè, hãy trình báo

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Người dân cho rằng hàng me tây cổ thụ tỏa tán rộng che hết nắng ruộng lúa, giảm năng suất nên đã lột vỏ các nhánh lớn.

Hàng me tây cổ thụ, điểm check-in nổi tiếng Quảng Ngãi bị lột vỏ do che ruộng lúa

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Một người thợ sửa chữa điện tử, điện lạnh ở Nghệ An thấy chiếc xe trôi tự do đã nhanh trí phá cửa kính, đưa tài xế bị đột quỵ bên trong xe đi cấp cứu.

Thợ điện lạnh phá cửa kính cứu tài xế đột quỵ trong ô tô

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Ngày 9-7, Sở Y tế tỉnh Gia Lai đã có quyết định đình chỉ toàn bộ hoạt động chuyên môn đối với Phòng khám đa khoa Phượng Đạt sau vụ bị người nhà bệnh nhân 'bóc phốt' chặt chém trên mạng xã hội.

Đình chỉ phòng khám Phượng Đạt sau vụ bị 'bóc phốt' chặt chém bệnh nhân

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc

Hơn một tuần qua, cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa đã vớt, tiêu hủy hàng chục xác heo chết thả trôi trên nhiều tuyến kênh cung cấp nước sinh hoạt.

Hàng chục xác heo trên kênh cấp nước, cơ quan chức năng vào cuộc
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar