13/02/2020 14:50 GMT+7

Hơn 100 loài động vật bản địa cần hỗ trợ khẩn cấp sau cháy rừng ở Australia

Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Chính phủ Australia đã công bố một danh sách gồm 113 loài động vật bị ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng cháy rừng tại quốc đảo này.

Hơn 100 loài động vật bản địa cần hỗ trợ khẩn cấp sau cháy rừng ở Australia - Ảnh 1.

Tình nguyện viên chăm sóc kangaroo được cứu khỏi đám cháy rừng tại Australia, ngày 9/1/2020. Ảnh: thenewdaily.com.au

Một ủy ban chuyên gia do Bộ trưởng Môi trường Sussan Ley triệu tập đã lập danh sách trên, trong đó gồm 19 loài động vật có vú, 20 loài bò sát, 13 loài chim, 17 loài ếch, 17 loài cá nước ngọt, 22 loài tôm gai và 5 loài lưỡng cư.

Tất cả các loài trong danh sách trên đều được ưu tiên "can thiệp quản lý khẩn cấp" trong 12 tháng tới. Loài cần trợ giúp nhất trong số này là chuột trên đảo Kangaroo, thằn lằn ở vùng núi Blue, cầm điểu, động vật có túi đuôi chồn và chồn lùn núi.

Các chuyên gia cảnh báo rằng ít nhất 30% nơi cư trú của hầu hết các loài trong danh sách trên đã bị ảnh hưởng vì cháy rừng. Chúng chưa bị tuyệt chủng vì "giặc lửa" song ủy ban trên kêu gọi hành động khẩn cấp.

Hồi giữa tháng 1 vừa qua, Thủ tướng Australia Scott Morrison tuyên bố nước này sẽ chi 50 triệu AUD (tương đương 34 triệu USD) cho các hoạt động phục hồi môi trường và các loài động vật hoang dã bị ảnh hưởng do cuộc khủng hoảng cháy rừng kéo dài nhiều tháng qua.

Thủ tướng Morrison cho biết Chính phủ Australia sẽ sớm triển khai công tác chữa trị chấn thương dành cho các loài vật, kiểm soát hoạt động săn bắn động vật hoang dã, lập bản đồ các khu vực bị ảnh hưởng do cháy rừng và thiết lập các khu vực bảo vệ động vật hoang dã. Bên cạnh công tác khắc phục hậu quả đối với con người và tài sản, vấn đề phục hồi hệ sinh thái động vật hoang dã và môi trường cũng là một trong những ưu tiên hàng đầu.

Thảm họa cháy rừng ở Australia đã khiến gần 500 triệu cá thể động vật, trong đó có 8.000 gấu Koala - chiếm 30% tổng số gấu túi ở Australia, bị chết. Theo Bộ Môi trường Australia, những trận cháy rừng quy mô lớn đã phá hủy khoảng 30% môi trường sinh sống của loài Koala và một số loài sinh vật khác. Giới khoa học cho rằng có thể phải mất hàng thập niên mới khôi phục được hệ động vật hoang dã ở Australia.


Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Hưởng ứng Ngày Quốc tế Điều dưỡng (12-5), Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM tổ chức chuỗi hoạt động có chủ đề “Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay”.

‘Điều dưỡng trong tương lai - Ước mơ trong tầm tay’

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Khách sạn Central Plaza 22 tầng ở Mỹ Tho (Tiền Giang) không chỉ là nơi nghỉ dưỡng cao cấp, mà còn là nơi có không gian thu giãn và ngắm hoàng hôn sông Tiền, Mỹ Tho về đêm tuyệt đẹp.

Check in 'nóc nhà Mỹ Tho' - Central Plaza Hotel

Tranh luận về việc trả phí cho hoạt động cứu hộ ở núi Phú Sĩ

Một cuộc tranh luận đã nổ ra tại các thành phố gần biểu tượng của Nhật Bản này về việc liệu có nên buộc những người leo núi trái mùa phải tự chi trả chi phí cứu hộ hay không.

Tranh luận về việc trả phí cho hoạt động cứu hộ ở núi Phú Sĩ

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Úc để thúc đẩy kinh tế

Chính phủ Anh đang kỳ vọng cải cách hệ thống hưu trí tư nhân theo mô hình “siêu quỹ” của Úc sẽ tạo động lực mới cho nền kinh tế vốn đang đối mặt với tăng trưởng chậm.

Anh cải tổ hệ thống hưu trí theo mô hình của Úc để thúc đẩy kinh tế

PC Gia Lai khôi phục cấp điện sau sự cố ngã cột điện do gió lốc

gày 16-5, Công ty Điện lực Gia Lai (PC Gia Lai) cho biết đã khôi phục cấp điện cho người dân sau sự cố gió lốc làm ngã đổ một số cột điện tại huyện Chư Păh.

PC Gia Lai khôi phục cấp điện sau sự cố ngã cột điện do gió lốc

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay

Các nhà khoa học đã sử dụng ứng dụng AI phân tích hình ảnh móng tay nhằm xác định nồng độ hemoglobin - một chỉ số then chốt trong việc phát hiện tình trạng thiếu máu.

Mỹ phát triển ứng dụng chẩn đoán thiếu máu qua ảnh móng tay
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar