17/11/2021 14:59 GMT+7

Hơn 10.000 người Úc đòi bồi thường vì bị tác dụng phụ của vắc xin COVID-19

GIA MINH
GIA MINH

TTO - Chính phủ Úc đang đối mặt với khoản "hóa đơn" trị giá hơn 50 triệu AUD (37 triệu USD), khi hơn 10.000 người dân đòi bồi thường cho các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc tiêm chủng vắc xin COVID-19.

Hơn 10.000 người Úc đòi bồi thường vì bị tác dụng phụ của vắc xin COVID-19 - Ảnh 1.

Úc đã tiêm được 36,8 triệu liều vắc xin - Ảnh: India Today

Theo nhật báo Sydney Morning Herald, hơn 10.000 người đã đăng ký đòi bồi thường trong "Chương trình bồi thường không do lỗi của bệnh nhân" khi tiêm vắc xin của chính phủ phải nhập viện vì tác dụng phụ.

Chương trình này của Chính phủ Úc có mục đích khẳng định tính an toàn của vắc xin COVID-19 đang được triển khai ở xứ sở chuột túi. 

Một thông điệp mạnh mẽ của chương trình được gửi đến các bệnh nhân: "Trong trường hợp gặp các tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn có thể nhận được khoản bồi thường mà không cần phải kiện tụng phức tạp và tốn kém. Chương trình mới sẽ áp dụng bất kể bạn đã tiêm vắc xin ở đâu trên nước Úc".

Khoản bồi thường trị giá 5.000 AUD/người. Như vậy, chương trình sẽ tốn ít nhất 50 triệu AUD (37 triệu USD) nếu mỗi yêu cầu được chấp thuận.

Theo Đài truyền hình Bloomberg, Cơ quan Quản lý sản phẩm điều trị của Úc (TGA) đã nhận được gần 79.000 trường hợp báo cáo về tác dụng phụ từ 36,8 triệu liều vắc xin COVID-19 đã được tiêm cho người dân. Các tác dụng phụ được báo cáo thường xuyên nhất bao gồm đau cánh tay, nhức đầu, sốt và ớn lạnh.

TGA cũng đã nhận báo cáo có 288 trường hợp được đánh giá là có khả năng bị viêm tim, liên quan đến vắc xin Pfizer. Có 160 trường hợp bị huyết khối rối loạn đông máu hiếm gặp với hội chứng giảm tiểu cầu (TTS), liên quan đến vắc xin AstraZeneca. Đồng thời, có 9 trường hợp tử vong có liên quan đến chương trình tiêm chủng, phần lớn trong số họ đều từ 65 tuổi trở lên.

Sau thất bại ban đầu về mục tiêu số lượng tiêm chủng, Úc đã tăng cường đẩy mạnh tiêm chủng trong nửa cuối năm 2021, khi biến thể Delta khiến 2 thành phố lớn nhất là Sydney và Melbourne rơi vào tình trạng phong tỏa kéo dài nhiều tháng. Những hạn chế đã dần được nới lỏng trong những tuần gần đây khi tỉ lệ tiêm chủng đã tăng lên.

Vắc xin COVID-19 ảnh hưởng kinh nguyệt đông đảo phụ nữ, chuyên gia nói gì?

TTO - Sau khi tiêm mũi vắc xin COVID-19 thứ hai, một phụ nữ ở Singapore cho biết bà nhận thấy chu kỳ kinh nguyệt của mình không đến đúng ngày, khiến bà cứ tưởng "con trai tôi sắp có em".

GIA MINH

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Hình ảnh ông Obama cúi đầu trước Lãnh tụ tối cao Iran lan truyền để so sánh với chính sách hiện tại, nhưng AFP xác minh đây là ảnh giả.

Ảnh ghép ông Obama cúi đầu trước Đại giáo chủ Khamenei lan truyền trên mạng

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Ngày 1-7, ông Trump thăm trung tâm giam giữ người nhập cư mới ở Florida và đùa rằng cá sấu ở đây "sẽ làm quản ngục".

Ông Trump đến thăm 'nhà tù cá sấu'

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Bị siết tại Mỹ, Temu và Shein mất triệu người dùng, nhưng lại tăng mạnh ở Pháp, Đức, Tây Ban Nha.

Sàn Shein và Temu của Trung Quốc sụt mạnh tại Mỹ, lấn tới ở châu Âu

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Hãng tin AFP xác minh các video lan truyền nói Iran di dời cơ sở hạt nhân trước vụ Mỹ không kích là giả, do AI tạo ra.

Nhiều video ‘Iran di dời cơ sở hạt nhân trước khi Mỹ tấn công’ là giả

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Video lan truyền trên TikTok gây xôn xao vì nói Mỹ ban hành luật cho phép nhập cư trên 7 năm được xin thẻ xanh nhanh chóng.

Có thật luật mới ở Mỹ giúp ai cũng được thẻ xanh sau 7 năm cư trú?

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác

Thủ tướng Campuchia khẳng định nước này không can thiệp và đang chờ đối thoại với Thái Lan để giải quyết vấn đề biên giới.

Ông Hun Manet: Campuchia không can thiệp nội bộ nước khác
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar