04/07/2014 10:15 GMT+7

"Homestay" cho thí sinh nghèo

NGỌC HIỂN
NGỌC HIỂN

TTO - 18g chiều 3-7, bà Đào Thị Hóa (nhà số số 10, kiệt 272 đường Điện Biên Phủ, TP Huế) bưng mâm cơm thịnh soạn với các món Huế bày biện chỉn chu giữa phòng khách mời các thí sinh.

Phóng to
Có thêm 4 thí sinh và người nhà nhưng bữa cơm chiều của gia đình bà Đào Thị Hóa vẫn rộn rã tiếng cười - Ảnh: Ngọc Hiển

Cả chục người quây quần bên mâm cơm rộn ràng tiếng nói cười như một đại gia đình, trong đó có 4 thành viên vừa mới "gia nhập" gia đình này chỉ vài tiếng. Đó là các thí sinh quê Quảng Bình, Quảng Ngãi đến Huế dự thi vừa được con gái bà Hóa - em Khắc Thị Như Ý - là tình nguyện viên tiếp sức mùa thi đưa về nhà ăn ở miễn phí.

Nhà bà Hóa chỉ là một trong số hơn 20 nhà theo mô hình du lịch "homestay" dành cho thí sinh nghèo vừa được Đoàn phường Trường An - TP Huế, tổ chức trong kỳ thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm nay. Các gia đình nhận thí sinh về ăn ở miễn phí và kiêm luôn đón đưa như con cháu mình.

Trải nghiệm lối sống của người Huế

"Món cá ni o kho rứa ăn được không con, nước chấm có ngọt quá so với quê con không?". Bà Hóa liên tục hỏi về khẩu vị của mỗi người để điều chỉnh cho các bữa cơm sau bởi đây là lần đầu tiên các thí sinh ăn đồ ăn ở Huế. Bà Hóa cho biết năm nay 50 tuổi nhưng đã hơn 20 năm cho thí sinh và người nhà đến ở miễn phí trong các kỳ thi. Ban đầu là các cháu bên nhà chồng ở Quảng Bình, sau đó đến người quen, bạn bè rồi đến thí sinh các tỉnh biết đến địa chỉ cũng tìm đến ở nhờ đôi ba ngày. Dù quen biết hay xa lạ cũng đều được bà lo cơm nước chẳng khác nào con cái trong nhà. Bà Hóa làm lao công, còn chồng làm bảo vệ ở cùng Trường THPT Cao Thắng.

Thí sinh Nguyễn Thị Kim Anh (thôn Châu Xá, xã Mai Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình) dự thi khối A vào Trường Đại học Sư phạm Huế - tranh thủ ôn thi trong nhà bà Đào Thị Hóa với bàn học, quạt, đèn học đầy đủ như ở nhà - Ảnh: Ngọc Hiển

Đồng lương mỗi người ba cọc ba đồng nhưng bữa cơm bà chuẩn bị cho các thí sinh bao giờ cũng phủ phê thức ăn bởi theo bà thì như thế các cháu mới có sức thi. "Có khi các cháu rảnh rỗi thì mình dạy các cháu cách thức nấu các món Huế, vừa để các cháu thư giãn đầu ốc, vừa có dịp trải nghiệm các món ăn lạ của Huế"- bà Hóa nói. Ngoài chuyện ăn ở, 5 năm trở lại đây, con gái bà Hóa là em Khắc Thị Như Ý luôn tranh thủ mấy ngày hè kiêm luôn chuyện đưa đón các thí sinh đến các điểm thi mỗi ngày.

Trong hai thí sinh hiện đang ở tại nhà bà Hóa có em Nguyễn Thị Hữu Hồng (thôn Phú Tài, xã Trà Phú, huyện Trà Bồng, Quảng Ngãi) thuộc diện hộ nghèo nên được đi xe miễn phí từ Quảng Ngãi ra TP Huế. Hồng cho biết em thi khối A1 vào khoa Luật Đại học Huế, đợt 2 thi khối D thi vào ngành sư phạm Anh của Trường Đại học Sư phạm Huế. "Em vừa xuống xe đã được chị Như Ý đón về nhà. Được ăn ở miễn phí, lại còn được đưa đón đi thi, em vui quá điện về nhà. Mẹ mừng rỡ nói xin chủ nhà ở luôn để thi đợt hai", Hồng tâm sự.

Cách nhà bà Hóa chừng cây số, nhà bà Võ Thị Lễ ở số 7 đường Tam Thai cũng nhận 4 thí sinh đến ở miễn phí. Bà Lễ cho biết cách đây cả tuần, bà đã cùng các đoàn viên trong phường Trường An dọn dẹp, kê lại bàn ghế, giường chiếu để sẵn sàng tiếp nhận thí sinh. Nhà bà Lễ tương đối rộng nên có thể nhận đến 4 thí sinh và người nhà đi kèm để ăn ở miễn phí trong suốt thời gian diễn ra kỳ thi. "Đến bữa mình nấu cơm cho các cháu như con cái trong nhà, thức ăn thì đã có các đoàn viên trong phường đi chợ mang đến nấu trong nhà rồi ăn luôn với các thí sinh, vừa vui vẻ lại vừa an toàn" - bà Lễ nói.

Bà Đào Thị Hóa chuẩn bị bữa cơm chiều với đầy đủ các món rau, thịt, cá...để bồi bổ cho các thí sinh - Ảnh: Ngọc Hiển

Một mô hình hay

Anh Bùi Văn Lợi, chủ tịch Hội sinh viên Đại học Huế, cho biết ý tưởng Homestay ban đầu là làm sao thí sinh nghèo tiết kiệm tối đa chi phí bằng cách ở trong gia đình của các tình nguyện viên tiếp sức mùa thi. "Bên cạnh việc các em được ăn ở và các tình nguyện viên đưa đón đến điểm thi miễn phí, đây còn là cơ hội để các em trải nghiệm cung cách sinh hoạt, nếp ăn, nếp nghĩ và lối sống gia đình xứ Huế" - anh Lợi nói.

Anh Tạ Dương Anh Tuấn, bí thư Đoàn phường Trường An - cho biết năm nay phường Trường An tiếp nhận gần 50 thí sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn từ Quảng Ngãi đến ở trên địa bàn. Do vậy, phường đã vận động và đã có hơn 20 hộ đăng ký cho thí sinh ăn ở miễn phí, nhiều hộ không những cho ăn ở mà còn đưa đón các em. "Đối với những gia đình bận rộn không nấu ăn cho các thí sinh hoặc không đưa đón được, đoàn thanh niên của phường trực tiếp đi chợ, nấu ăn cùng các em và đảm bảo chở các em đi về mỗi buổi thi giúp giảm bớt áp lực. Cái hay là các em giảm tối đa chi phí nhưng lại tăng lên về mặt tinh thần và trải nghiệm về văn hóa ứng xử trong gia đình của người Huế" - anh Tuấn nói.

NGỌC HIỂN

Bình luận hay

Chia sẻ

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự

Tin cùng chuyên mục

Nữ sinh bật khóc khi biết mình là thủ khoa C00 toàn quốc, ấp ủ giấc mơ làm cô giáo

Thủ khoa khối C00 toàn quốc đạt 29,75 điểm là nữ sinh ở Nghệ An. Cô bật khóc khi biết điểm và dự định theo đuổi ước mơ làm cô giáo.

Nữ sinh bật khóc khi biết mình là thủ khoa C00 toàn quốc, ấp ủ giấc mơ làm cô giáo

Nam sinh ở TP.HCM trở thành thủ khoa duy nhất khối B như thế nào?

Em Trần Đức Tài, học sinh Trường THCS - THPT Nguyễn Khuyến, TP.HCM là thí sinh duy nhất đạt 3 điểm 10 môn toán - hóa - sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.

Nam sinh ở TP.HCM trở thành thủ khoa duy nhất khối B như thế nào?

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Không ít sinh viên ra trường tạm cất tấm bằng cử nhân vào tủ, chọn làm công việc quen thuộc từ thời sinh viên để trang trải cuộc sống.

Loay hoay xin việc sau tốt nghiệp - Kỳ 4: Cất bằng chuyên môn để tạm có việc kiếm tiền

Thủ khoa khối A00 ở Phú Thọ gây 'bão' mạng vì vừa giỏi vừa xinh

Nguyễn Lê Hiền Mai - lớp trưởng lớp chuyên hóa Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) - là 1 trong 8 thủ khoa đạt điểm tuyệt đối khối A00 đang gây 'bão' mạng xã hội.

Thủ khoa khối A00 ở Phú Thọ gây 'bão' mạng vì vừa giỏi vừa xinh

Giấc mơ Paralympic với cầu lông của Tuấn 'một tay'

Với cánh tay còn lại, Văn Anh Tuấn (26 tuổi) đã mở cánh cửa đời mình bằng con đường làm bạn với cây vợt cầu lông và trở thành vận động viên khuyết tật của đoàn thể thao TP.HCM.

Giấc mơ Paralympic với cầu lông của Tuấn 'một tay'

Đang 'ngủ nướng', mẹ gọi dậy báo tin là thủ khoa

'Em đang ngủ thì mẹ vào nói em được 3 điểm 10 môn toán, lý, hóa. Các thầy cô cũng tra điểm và biết điểm trước em, gọi điện chúc mừng', thủ khoa tổ hợp A00 kể.

Đang 'ngủ nướng', mẹ gọi dậy báo tin là thủ khoa
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar
Đăng ký bằng email
Khi bấm "Đăng ký" đồng thời bạn đã đồng ý với điều khoản của toà soạn Đăng ký
Đăng nhập
Thông tin bạn đọc Thông tin của bạn đọc sẽ được bảo mật an toàn và chỉ sử dụng trong trường hợp toà soạn cần thiết để liên lạc với bạn.
Gửi bình luận
Đóng
Hoàn thành
Đóng

Bình luận (0)
Tối đa: 1500 ký tự
Tất cả bình luận (0)
Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng, xin vui lòng viết bằng tiếng Việt có dấu.
Được quan tâm nhất
Mới nhất
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đâu tiên bình luận về bài viết.
Tối đa: 1500 ký tự
Avatar